Chung tay bảo đảm an toàn thực phẩm

  • Cập nhật: Thứ tư, 10/4/2024 | 7:30:45 AM

Theo số liệu của Bộ Y tế, trong quý I năm 2024, cả nước xảy ra 16 vụ làm 659 người bị ngộ độc thực phẩm (tăng gần gấp ba lần so với cùng kỳ năm 2023), trong đó có ba trường hợp tử vong.

Những quán hàng rong với nhiều loại thức ăn, nước uống được bày bán tại khu vực cổng trường học có nguy cơ không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.
Những quán hàng rong với nhiều loại thức ăn, nước uống được bày bán tại khu vực cổng trường học có nguy cơ không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Mới đây, ngày 5/4, tại một số trường học trên địa bàn thành phố Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) xảy ra vụ việc hàng chục học sinh nghi ngộ độc thực phẩm, trong đó có một trường hợp tử vong.

Nguyên nhân dẫn đến các vụ ngộ độc thực phẩm là do điều kiện thời tiết thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh, nhất là vi khuẩn gây bệnh đường ruột, động thực vật chứa độc tố tự nhiên (nấm độc, côn trùng, cây, quả rừng, thủy hải sản…); ô nhiễm môi trường và thiếu nước sạch để chế biến, vệ sinh dụng cụ.

Theo các chuyên gia lĩnh vực an toàn thực phẩm, phần lớn trường hợp bị ngộ độc thực phẩm sẽ hết sau vài ngày điều trị. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện kịp thời và có những biện pháp đối phó hữu hiệu, ngộ độc thực phẩm có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như rối loạn thần kinh, rối loạn tim mạch, suy giảm sức đề kháng, thậm chí tử vong.

Mặt khác, quy trình chế biến, bảo quản nguyên liệu thực phẩm, thực phẩm chưa đúng cách, cộng với ý thức chấp hành quy định của pháp luật về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của một số cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm chưa nghiêm.

Thực tế cho thấy tại một số địa phương, chính quyền, các cơ quan chức năng còn buông lỏng công tác quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn. Đặc biệt, tình trạng buôn bán các loại thực phẩm chế biến sẵn trước cổng các trường học, hè phố, lòng lề đường, nơi tập trung đông người như bến xe, bệnh viện và tại các sự kiện văn hóa, thể thao… dẫn đến nguy cơ người tiêu dùng bị ngộ độc thực phẩm là rất lớn.

Theo các chuyên gia lĩnh vực an toàn thực phẩm, phần lớn trường hợp bị ngộ độc thực phẩm sẽ hết sau vài ngày điều trị. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện kịp thời và có những biện pháp đối phó hữu hiệu, ngộ độc thực phẩm có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như rối loạn thần kinh, rối loạn tim mạch, suy giảm sức đề kháng, thậm chí tử vong.

Để chủ động bảo đảm an toàn, ngăn chặn kịp thời các vụ ngộ độc thực phẩm tại cộng đồng, trước hết, chính quyền, các cơ quan chức năng tại các địa phương cần tập trung triển khai, thực hiện nghiêm túc "Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024”. Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, xác định trách nhiệm và hành động của các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên và nhân dân trong bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm.

Các cơ quan, đơn vị liên quan cần kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm quy định về an ninh, an toàn thực phẩm, trong đó xử lý triệt để các trường hợp bán thực phẩm không bảo đảm an toàn chung quanh các trường học, hè phố, lòng lề đường. Đồng thời, cần quy trách nhiệm cho người đứng đầu tại địa phương khi để xảy ra tình trạng công tác quản lý an toàn thực phẩm không hiệu quả hay để xảy ra các vụ ngộ độc lớn trên địa bàn một cách công khai và minh bạch.

Các địa phương tiếp tục nhân rộng mô hình "Từ trang trại đến bàn ăn” để giám sát chặt chẽ quy trình sản xuất, cung cấp cho người tiêu dùng những sản phẩm thực phẩm có chất lượng cao, qua đó còn góp phần giảm đến mức thấp nhất những nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm cho người dân.

Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm nêu cao trách nhiệm-lương tâm, không vì lợi nhuận mà đánh đổi sức khỏe và tính mạng của người dân để sản xuất, kinh doanh những sản phẩm không bảo đảm chất lượng đưa ra thị trường tiêu thụ.

Bên cạnh đó, mỗi người dân cần là "Người tiêu dùng thông thái” khi lựa chọn và sử dụng các loại thực phẩm hằng ngày; đấu tranh chống nạn hàng giả, hàng kém chất lượng và những hành vi gian lận thương mại nơi mình sinh sống... nhằm chung tay hành động thiết thực bảo đảm an toàn thực phẩm và ngăn chặn hiệu quả các vụ ngộ độc thực phẩm.

(Theo NDO)

Các tin khác
Ảnh minh họa.

Nhằm tôn vinh nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, ngày 19/4/2009, tại Làng Văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam đã diễn ra Lễ công bố Quyết định 1668 của Thủ tướng Chính phủ, lấy ngày 19/4 hằng năm làm Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Sản xuất bột đá CaCO3 tại Công ty cổ phần Stone Việt Nam tại huyện Lục Yên.

Cụ thể hóa chủ trương, chính sách, nghị quyết, chương trình hành động, kịch bản bằng những việc làm, hành động cụ thể; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, đề cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, đánh giá; chủ động, kịp thời xử lý những vấn đề phát sinh theo thẩm quyền; nâng cao trách nhiệm thực thi công vụ của cán bộ, công chức.

Cán bộ Trung tâm Y tế huyện Mù Cang Chải thăm khám bệnh cho người dân

Bắt đầu từ năm 1950, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) quyết định lấy ngày 7/4 hàng năm làm Ngày Sức khỏe thế giới, viết tắt là WHD (World Health Day). Trong ngày này, WHO sẽ tổ chức các sự kiện quốc tế, khu vực và địa phương liên quan đến một chủ đề nhất định, nhằm lan tỏa thông tin và nâng cao nhận thức của người dân toàn cầu về tầm quan trọng của sức khỏe con người.

Trấn Yên tổ chức diễn tập phòng cháy chữa cháy rừng tháng 10/2023. Ảnh minh họa

Mùa khô nắng nóng kéo dài cùng tác động của gió Lào, những cành cây, tán lá và những thảm thực vật khô ron, chỉ cần một hành vi vô trách nhiệm hoặc vô tình của con người, một tàn lửa cũng đủ gây ra những vụ cháy nghiêm trọng. Vì vậy, ngành chức năng, chính quyền địa phương cần chủ động các biện pháp phòng cháy, chữa cháy (PCCC) rừng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục