Văn Chấn phát huy hiệu quả Dự án giảm nghèo

  • Cập nhật: Thứ ba, 28/11/2023 | 11:00:40 AM

YênBái - Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, những năm qua, huyện Văn Chấn đã huy động, lồng ghép các nguồn lực cho công tác giảm nghèo, phấn đấu giảm bình quân mỗi năm 4,81% hộ nghèo trở lên.

Gia đình ông Lò Văn Pản, ở thôn Nà Lóng, xã Tú Lệ (đứng thứ 2 bên trái sang) vui mừng khi được nhận hỗ trợ giống bò sinh sản
Gia đình ông Lò Văn Pản, ở thôn Nà Lóng, xã Tú Lệ (đứng thứ 2 bên trái sang) vui mừng khi được nhận hỗ trợ giống bò sinh sản

Bà Lò Thị Thúy Nga - Phó Chủ tịch UBND huyện Văn Chấn cho biết: Để triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, huyện Văn Chấn đã thành lập, kiện toàn Ban chỉ đạo các chương trình MTQG của huyện; trong đó, Trưởng ban chỉ đạo là đồng chí Chủ tịch UBND huyện, Phó trưởng ban là các Phó chủ tịch UBND huyện, Ủy viên  là thủ trưởng các phòng, ban, đơn vị có liên quan.

Cùng với ban hành kế hoạch tổ chức thực hiện chương trình, Ban chỉ đạo giảm nghèo huyện phân công cụ thể nhiệm vụ cho các cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm chủ trì triển khai thực hiện các dự án, tiểu dự án thành phần. UBND huyện đã ban hành Kế hoạch thực hiện chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn năm 2022 - 2025 với những giải pháp cụ thể, phù hợp với tình hình thực tế, huy động lồng ghép các nguồn lực cho công tác giảm nghèo, phấn đấu giảm bình quân 4,81% hộ nghèo một năm trở lên.

Tổng vốn Chương trình MTQG giảm nghèo đã giao cho huyện là 17 tỷ 184 triệu đồng, trong đó, vốn giao năm 2022 là 5 tỷ 855 triệu đồng; kế hoạch vốn đã phân bổ chi tiết trên 5 tỷ 493 triệu đồng. Vốn giao năm 2023 (đợt 1) trên 11 tỷ đồng, kế hoạch vốn đã phân bổ chi tiết gần 8 tỷ đồng.

Sau khi có quyết định giao vốn của tỉnh, UBND huyện đã có văn bản chỉ đạo các cơ quan chuyên môn chủ trì thực hiện dự án và UBND các xã, thị trấn xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các dự án, tiểu dự án. Đến nay, các xã, thị trấn đã triển khai dự án 2 đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèop; 24 xã, thị trấn đề xuất dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng với tổng vốn cả năm 2023 gần 10 tỷ đồng (hiện đã có 19 xã được phê duyệt dự án).

Tú Lệ là xã vùng cao của huyện Văn Chấn đã và đang tích cực triển khai thực hiện Dự án hỗ trợ sinh kế mua giống bò sinh sản giúp cho các hộ dân phát triển chăn nuôi, vươn lên thoát nghèo. Gia đình ông Lò Văn Pản, ở thôn Nà Lóng có 5 khẩu, thuộc diện hộ nghèo của thôn vừa được nhận hỗ trợ một con bò giống sinh sản trị giá 18 triệu đồng. 

"Cuộc sống gia đình tôi còn nhiều khó khăn, nay được Đảng, Nhà nước hỗ trợ một con bò giống sinh sản. Tới đây, tôi sẽ trồng thêm cỏ để chăn nuôi, chăm sóc bò sinh trưởng phát triển tốt… Đây là cơ hội để giúp gia đình tôi vươn lên thoát nghèo”, ông Pản chia sẻ. 

Đồng chí Hoàng Văn Soàn - Chủ tịch UBND xã Tú Lệ cho biết: Thực hiện các chương trình MTQG giai đoạn 2021 - 2025, xã đã triển khai thực hiện một số chương trình dự án, tiểu dự án đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo, mua bò giống sinh sản cho 25 hộ nghèo; hỗ trợ 25 téc nước và 6 máy nông cụ phục vụ sản xuất; xây dựng nhà văn hóa ở 2 thôn Nà Lóng và Búng Sủng; thi công sửa chữa công trình cấp nước sạch phục vụ sinh hoạt cho hơn 60 hộ dân và các cơ quan, đơn vị tại khu vực trung tâm xã với tổng nguồn vốn đầu tư trên 1,4 tỷ đồng.

Trong quá trình triển khai thực hiện dự án, xã đã chỉ đạo tổ chức họp các thôn, bản để bình xét đối tượng được hưởng lợi, đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch. Đồng thời, quán triệt tới các hộ gia đình được hưởng lợi chăm sóc, nuôi dưỡng con giống được hỗ trợ và khai thác, sử dụng có hiệu quả các dự án được đầu tư, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.

Thực hiện kế hoạch vốn giao năm 2023, huyện Văn Chấn đang tập trung đẩy nhanh tiến độ triển khai các tiểu dự án 2 (Dự án 3)- cải thiện dinh dưỡng với vốn giao 710 triệu đồng. Trong đó, Trung tâm Y tế huyện đã tổ chức tập huấn, mua dụng cụ thực hành..., đến nay đã giải ngân được 287 triệu đồng. Với Dự án 4 - phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững có vốn 1tỉ 360 triệu đồng, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện phối hợp với UBND các xã, thị trấn tiến hành tuyển sinh, mở lớp đào tạo nghề.

Triển khai Dự án 6 - truyền thông và giảm nghèo về thông tin, các phòng, ban có liên quan đã tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ về nghiệp vụ thông tin cơ sở; tiến hành thủ tục mua sắm đấu thầu hệ thống loa truyền thanh...

Nhờ những nỗ lực thực hiện mục tiêu giảm nghèo, đến thời điểm này của năm 2023, toàn huyện đã giảm 1.483 hộ nghèo, tương ứng giảm 4,77% hộ, đưa tổng số hộ nghèo của Văn Chấn xuống còn 11,18% và tỉ lệ hộ cận nghèo còn 5,17%. Con số phấn đấu đến hết năm là giảm 4,8% hộ nghèo và 1,32% hộ cận nghèo. 

Để thực hiện mục tiêu này, thời gian tới, huyện Văn Chấn tiếp tục tập trung thực hiện các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, sinh kế; huy động tối đa các nguồn lực, đẩy mạnh xã hội hóa công tác giảm nghèo,  thực hiện tốt việc hỗ trợ hộ nghèo theo các chiều thiếu hụt dịch vụ xã hội; tiếp tục phối hợp tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý thực hiện chương trình cho đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo của huyện và các xã, thị trấn; triển khai có hiệu quả các dự án, tiểu dự án đảm bảo tiến độ, chất lượng, góp phần thực hiện mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, giúp người dân vươn lên thoát nghèo bền vững.
Đức Toàn

Tags Văn Chấn dự án sinh kế giảm nghèo

Các tin khác
Ông Cháng A Sai, Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên thăm mô hình nuôi tằm của hộ nghèo trên địa bàn.

Thời gian qua, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) các cấp huyện Trấn Yên đã có nhiều hoạt động thiết thực nhằm giúp đỡ, tạo sinh kế cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống , góp phần đưa tỉ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm xuống còn 1,75%.

UBND huyện Văn Yên hỗ trợ lợn giống cho các hộ nghèo thôn Hạnh Phúc, xã Tân Hợp.

Tiếp nối nhiều cách làm sáng tạo đã thực hiện thời gian qua, năm 2024, huyện Văn Yên tiếp tục phát động phong trào thi đua “Dòng họ, thôn không còn hộ nghèo”, hướng tới xã không còn hộ nghèo để tiếp tục thực hiện hiệu quả hơn nữa công tác giảm nghèo bền vững.

Lãnh đạo Phòng Dân tộc huyện Trấn Yên và UBND xã Quy Mông tham quan mô hình kinh tế của bà Phùng Thị Ý.

Nhiều hộ gia đình dân tộc thiểu số (DTTS) ở huyện Trấn Yên đã mạnh dạn thay đổi tư duy, đổi mới cách nghĩ, cách làm trong phát triển sản xuất, làm chủ kinh tế gia đình, thoát nghèo và vươn lên làm giàu chính đáng trên chính mảnh đất quê hương.

Mô hình nuôi dê núi của anh Sùng A Lâu, thôn Cang Dông và 2 thành viên trong tổ hợp tác nuôi dê cho hiệu quả kinh tế cao.

Bằng việc xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ trong phát triển kinh tế nhằm thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền xã Pá Hu, huyện Trạm Tấu đã đề ra những giải pháp cụ thể. Từ chỗ độc canh một loại cây trồng, nay ở các thôn đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế đem lại hiệu quả cao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục