Yên Bình: Hiệu quả giảm nghèo từ nguồn vốn tín dụng

  • Cập nhật: Thứ ba, 5/12/2023 | 2:17:41 PM

Thời gian qua, nhờ nguồn vốn tín dụng của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) huyện Yên Bình, các hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn đã có điều kiện đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, vươn lên xóa đói giảm nghèo, góp phần thực hiện tốt chương trình xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương.

Chị La Thị Hoa, thôn Khuôn Giỏ, xã Tân Hương thu nhập khoảng 400 triệu đồng/năm nhờ chăn nuôi lợn, bò và nuôi giun quế.
Chị La Thị Hoa, thôn Khuôn Giỏ, xã Tân Hương thu nhập khoảng 400 triệu đồng/năm nhờ chăn nuôi lợn, bò và nuôi giun quế.

Từ năm 2020, khi được vay vốn tín dụng của Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Yên Bình, gia đình chị La Thị Hoa, thôn Khuôn Giỏ, xã Tân Hương đã có điều kiện để mua bò giống và lợn giống về nuôi, xây sửa, kiên cố thêm chuồng trại mở rộng quy mô chăn nuôi. Chịu khó học hỏi kỹ thuật chăn nuôi bò và lợn thương phẩm, đàn bò và đàn lợn của gia đình chị Hoa luôn sinh trưởng phát triển tốt. Đến nay, đàn bò của gia đình chị Hoa thường xuyên duy trì trên 20 con. 

Chị Hoa cho biết: "Nhờ chủ động nguồn thức ăn với hơn 2ha cỏ và phòng, chống tốt dịch bệnh cho đàn vật nuôi nên đàn bò của gia đình chỉ nuôi từ 14 đến 15 tháng là được xuất chuồng. Trung bình mỗi năm, gia đình tôi xuất bán khoảng 18 con bò thương phẩm; trừ mọi chi phí cũng thu về khoảng 400 triệu đồng/năm”. 

Nguồn phân bò lại được gia đình chị Hoa dùng để nuôi giun quế. Mỗi năm, việc xuất bán phân giun quế cũng đem lại nguồn thu đáng kể với khoảng 25 triệu đồng. Chị Hoa còn thường xuyên duy trì đàn lợn thịt với khoảng 30 con lợn thịt/lứa. Nhờ nguồn vốn vay ưu đãi, cộng với sự chịu thương chịu khó, biết tính toán làm ăn, kinh tế của gia đình chị Hoa ngày càng phát triển bền vững.

Để nguồn vốn vay được sử dụng hiệu quả, các đoàn thể chính trị - xã hội xã Tân Hương và các tổ tiết kiệm vay vốn đã bám nắm bắt thực trạng của các hộ nghèo, hộ cận nghèo, từ đó giúp người dân tiếp cận được nguồn vốn tín dụng ưu đãi, biết sử dụng nguồn vốn vay hiệu quả. Việc bình chọn, lựa chọn đối tượng được vay vốn tín dụng từ Ngân hàng CSXH luôn được công khai, minh bạch, đúng đối tượng, đúng mục đích sử dụng.

Bà Trương Thị Dịu - Tổ trưởng Tổ tiết kiệm vay vốn thôn Khuôn Giỏ, xã Tân Hương cho biết: "Chúng tôi đã tổ chức họp, bình xét, kiểm tra vốn vay của hội viên thường xuyên không để nợ quá hạn, thu gốc, thu lãi đầy đủ. 100% hội viên nộp tiền tiết kiệm hàng tháng. Nguồn vốn vay của Ngân hàng Chính sách được người dân đầu tư cho trồng rừng và chăn nuôi. Vì vậy, kinh tế nhiều hộ phát triển, vươn lên thoát nghèo. Năm 2022, Khuôn Giỏ đã có 13 hộ thoát nghèo, 3 hộ vươn lên làm kinh tế giỏi”.  
 
Những năm qua, nhờ nguồn vốn tín dụng của Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Yên Bình, nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác đã có điều kiện không chỉ vươn lên thoát nghèo, thoát cận nghèo bền vững mà còn vươn lên làm kinh tế giỏi.

Chị Phùng Thị Minh, xã Phú Thịnh cho hay: "Trước đây gia đình tôi rất khó khăn, từ năm 2019, được vay vốn của Ngân hàng CSXH, tôi đã phát triển mô hình kinh tế tổng hợp, chăn nuôi lợn và trồng quế, thu nhập trên 100 triệu đồng mỗi năm. Năm 2022, gia đình tôi đã thoát nghèo”.  

Theo bà Nguyễn Thị Quỳnh - Phó Giám đốc Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Yên Bình, Ngân hàng đã xây dựng  hệ thống các điểm giao dịch tại 24/24 xã, thị trấn, với 327 tổ tiết kiệm và vay vốn phủ sóng ở khắp các thôn, khu dân cư để người dân giao dịch thuận tiện nhất. Các hộ nghèo được vay vốn cũng được bình xét công khai, dân chủ. 

Hiện, tổng nguồn vốn của Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện đã đạt gần 693 tỷ đồng, tăng trên 68 tỷ đồng so với 31/12/2022, đạt trên 97% kế hoạch. Tổng dư nợ đến nay trên 692 tỷ đồng, đạt gần 98% kế hoạch, tăng trên 67,4 tỷ đồng so với năm 2022. 

Nhờ sử dụng vốn vay đúng mục đích, mang lại hiệu quả, nhiều hộ nghèo, cận nghèo có điều kiện vươn lên phát triển kinh tế gia đình, cải thiện cuộc sống. Tỷ lệ thu nợ đến hạn và tỷ lệ thu lãi của Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Yên Bình luôn đạt 100%. Từ những kết quả đạt được cho thấy, tín dụng CSXH đã đạt hiệu quả tích cực về giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân trên địa bàn.

Minh Huyền 

Tags Yên Bình giảm nghèo Ngân hàng Chính sách

Các tin khác
Ông Cháng A Sai, Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên thăm mô hình nuôi tằm của hộ nghèo trên địa bàn.

Thời gian qua, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) các cấp huyện Trấn Yên đã có nhiều hoạt động thiết thực nhằm giúp đỡ, tạo sinh kế cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống , góp phần đưa tỉ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm xuống còn 1,75%.

UBND huyện Văn Yên hỗ trợ lợn giống cho các hộ nghèo thôn Hạnh Phúc, xã Tân Hợp.

Tiếp nối nhiều cách làm sáng tạo đã thực hiện thời gian qua, năm 2024, huyện Văn Yên tiếp tục phát động phong trào thi đua “Dòng họ, thôn không còn hộ nghèo”, hướng tới xã không còn hộ nghèo để tiếp tục thực hiện hiệu quả hơn nữa công tác giảm nghèo bền vững.

Lãnh đạo Phòng Dân tộc huyện Trấn Yên và UBND xã Quy Mông tham quan mô hình kinh tế của bà Phùng Thị Ý.

Nhiều hộ gia đình dân tộc thiểu số (DTTS) ở huyện Trấn Yên đã mạnh dạn thay đổi tư duy, đổi mới cách nghĩ, cách làm trong phát triển sản xuất, làm chủ kinh tế gia đình, thoát nghèo và vươn lên làm giàu chính đáng trên chính mảnh đất quê hương.

Mô hình nuôi dê núi của anh Sùng A Lâu, thôn Cang Dông và 2 thành viên trong tổ hợp tác nuôi dê cho hiệu quả kinh tế cao.

Bằng việc xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ trong phát triển kinh tế nhằm thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền xã Pá Hu, huyện Trạm Tấu đã đề ra những giải pháp cụ thể. Từ chỗ độc canh một loại cây trồng, nay ở các thôn đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế đem lại hiệu quả cao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục