Mù Cang Chải hỗ trợ 168 cơ sở chăn nuôi theo hướng hàng hóa

  • Cập nhật: Thứ sáu, 8/12/2023 | 9:59:05 AM

YênBái - Từ đầu năm đến nay, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mù Cang Chải phối hợp với Phòng Tài chính - Kế hoạch và UBND các xã nghiệm thu 168 cơ sở phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất sản phẩm hàng hóa, đặc sản, hữu cơ. Tổng kinh phí giải ngân trên 3,2 tỷ đồng.

Các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất của tỉnh đã góp phần thúc đẩy sản xuất theo hướng hàng hóa, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho  nông dân Mù Cang Chải.
Các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất của tỉnh đã góp phần thúc đẩy sản xuất theo hướng hàng hóa, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho nông dân Mù Cang Chải.

Trong 168 cơ sở được hỗ trợ có 56 cơ sở chăn nuôi trâu, bò có quy mô từ 10 con trở lên, kinh phí giải ngân gần 1,7 tỷ đồng;  2 cơ sở chăn nuôi gia cầm đặc sản có quy mô chăn nuôi từ 300 con trở lên, kinh phí giải ngân 12 triệu đồng; hỗ trợ 101 cơ sở chăn nuôi lợn nội có quy mô 3 con lợn nái và 20 con lợn thịt trở lên, kinh phí hỗ trợ trên 1,5 tỷ đồng; hỗ trợ 9 cơ sở chăn nuôi dê có quy mô từ 30 con trở lên, kinh phí hỗ trợ 72 triệu đồng.

Việc thực hiện các chính sách hỗ trợ sản xuất của Nhà nước đã giúp nhiều hộ chăn nuôi, nhất là hộ nghèo trên địa huyện Mù Cang Chải có thêm nguồn vốn để đầu tư xây dựng chuồng trại, mua con giống, phát triển các mô hình chăn nuôi tập trung quy mô lớn, tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, làm thay đổi phương thức sản xuất nhỏ lẻ của người dân, chất lượng đàn gia súc, gia cầm được nâng cao, góp phần thúc đẩy sản xuất theo hướng hàng hóa, tạo việc làm và nâng cao thu nhập.

Mạnh Cường

Tags Mù Cang Chải mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững chăn nuôi

Các tin khác
Ông Cháng A Sai, Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên thăm mô hình nuôi tằm của hộ nghèo trên địa bàn.

Thời gian qua, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) các cấp huyện Trấn Yên đã có nhiều hoạt động thiết thực nhằm giúp đỡ, tạo sinh kế cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống , góp phần đưa tỉ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm xuống còn 1,75%.

UBND huyện Văn Yên hỗ trợ lợn giống cho các hộ nghèo thôn Hạnh Phúc, xã Tân Hợp.

Tiếp nối nhiều cách làm sáng tạo đã thực hiện thời gian qua, năm 2024, huyện Văn Yên tiếp tục phát động phong trào thi đua “Dòng họ, thôn không còn hộ nghèo”, hướng tới xã không còn hộ nghèo để tiếp tục thực hiện hiệu quả hơn nữa công tác giảm nghèo bền vững.

Lãnh đạo Phòng Dân tộc huyện Trấn Yên và UBND xã Quy Mông tham quan mô hình kinh tế của bà Phùng Thị Ý.

Nhiều hộ gia đình dân tộc thiểu số (DTTS) ở huyện Trấn Yên đã mạnh dạn thay đổi tư duy, đổi mới cách nghĩ, cách làm trong phát triển sản xuất, làm chủ kinh tế gia đình, thoát nghèo và vươn lên làm giàu chính đáng trên chính mảnh đất quê hương.

Mô hình nuôi dê núi của anh Sùng A Lâu, thôn Cang Dông và 2 thành viên trong tổ hợp tác nuôi dê cho hiệu quả kinh tế cao.

Bằng việc xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ trong phát triển kinh tế nhằm thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền xã Pá Hu, huyện Trạm Tấu đã đề ra những giải pháp cụ thể. Từ chỗ độc canh một loại cây trồng, nay ở các thôn đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế đem lại hiệu quả cao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục