Cụ bà vô địch múa cột thế giới ở tuổi 62

  • Cập nhật: Thứ tư, 18/3/2015 | 12:33:42 PM

Bị chẩn đoán loãng xương, bà Greta Pontarelli đến với môn thể thao nghệ thuật. Chỉ sau ba năm tập luyện, lão vũ công này vô địch thế giới hai năm liền 2013, 2014.

Đến với múa cột một cách tình cờ, nhưng bà Greta nhanh chóng trở thành một VĐV nổi tiếng.
Đến với múa cột một cách tình cờ, nhưng bà Greta nhanh chóng trở thành một VĐV nổi tiếng.

"Để giúp cho xương cứng chắc hơn, tôi được các bác sĩ khuyên phải tích cực tập thể dục, nhưng cử tạ thì quá nhàm chán nên tôi chọn múa cột", bà Pontarelli, người Mỹ, giải thích lý do tới với môn thể thao dường như chỉ thích hợp với giới trẻ.

Sau hơn bốn năm rèn luyện, lão vũ công này thường xuyên tự tin xuất hiện trước khán giả trong bộ đồ bikini lấp lánh, thể hiện những động tác kỹ thuật đẹp mắt nhưng cũng đòi hỏi sức mạnh và độ mạo hiểm cao.

Bà Pontarelli giờ đã là vận động viên (VĐV) đẳng cấp thế giới của Liên đoàn Múa cột Quốc tế, tham gia tranh tài ở nội dung dành cho lứa tuổi từ 50 trở lên, và có mặt ở nhiều cuộc thi tài trên thế giới từ London cho tới Singapore kể từ lúc bà 61 tuổi.

Môn thể thao múa cột mà bà Pontarelli và nhiều người khác trên thế giới theo đuổi không hề đơn giản như nhiều người tưởng tượng khi nghĩ tới cảnh các cô gái ăn mặc gợi cảm, đi giày gót nhọn, chỉ cần uốn éo và trườn quanh một cây cột đồng. Thực tế, đây là loại hình pha trộn giữa thể dục dụng cụ với thể dục nhịp điệu, đòi hỏi cả thể lực, độ dẻo, lẫn sự khéo léo. Múa cột cũng là một xu hướng luyện tập thể thao mới nổi, đã xuất hiện ở nhiều phòng tập khắp nơi trên thế giới dành cho cả nam và nữ ở mọi lứa tuổi.

“Khi tôi lần đầu tập môn này, tôi đã nhìn xung quanh phòng và tự thắc mắc không biết tất cả những người già hơn mình đang ở đâu”, bà Pontarelli nhớ lại ngày bắt đầu tới với múa cột ở tuổi 59. Khi đó, hầu hết các VĐV, nghệ sĩ múa cột đều là những phụ nữ trẻ. Ngày nay, Liên đoàn Thể thao Múa cột Quốc tế (IPSF) cũng mới chỉ hoạt động được ba năm, nhưng đã tích cực tổ chức nhiều cuộc thi đấu cho cả nữ và nam, bao gồm nội dung cho các VĐV độ tuổi từ 50 trở lên.

Trước khi tới với múa cột, bà Pontarelli đã luôn là người ưa vận động. Ngay khi các con bà đủ tuổi đến trường học, bà đã dành thời gian tới các phòng tập để luyện aerobic và tập giữ cân. Bà từng học cả võ thuật, cụ thể là biểu diễn wushu của Trung Quốc. Nhưng chỉ có múa cột là môn thể thao bà tập luyện một cách chuyên nghiệp nhất, dù tới khi 59 tuổi mới làm quen với nó ở các phòng tập gần nhà sau khi xem một số đoạn video giới thiệu về múa cột trên YouTube. Từ khi 61 tuổi, bà bắt đầu tham gia các giải đấu.

“Lần đầu tiên tới phòng tập múa cột, tôi thậm chí còn không thể leo lên được cột. Tôi dám chắc rằng ngày đó những người hướng dẫn tập luyện đã nghi ngờ rằng tôi sẽ quay lại để theo đuổi môn này. Nhưng tôi đã cố gắng theo đuổi nó tới khi có được một thắng lợi nhỏ. Theo thời gian, một thắng lợi nhỏ dẫn tới một chiến thắng khác, và trên tất cả là hai chức vô địch thế giới liên tiếp các năm 2013, 2014 cho lứa tuổi trên 50. Mỗi một chiến thắng lại trở thành động lực thúc đẩy bạn làm điều lớn hơn. Đó thực sự là một chứng nghiện rất tích cực đó”, bà Pontarelli nói thêm.

"Đây là môn thể thao của sự khỏe mạnh, sức sáng tạo và chất nghệ thuật", bà Pontarelli nhấn mạnh về ưu điểm của múa cột.

Bà Pontarelli hiện sinh sống cùng gia đình tại De Luz, California, Mỹ. Ngoài thời gian tập luyện và thi đấu biểu diễn, bà còn điều hành một công việc kinh doanh trên mạng internet.

(Theo VnExpress)

Các tin khác
Ông Marcelino Abad Tolentino thổi nến kỷ niệm sinh nhật 124 tuổi, hôm 5/4 tại một viện dưỡng lão ở Peru.

Ông Abad, 124 tuổi đang hoàn tất thủ tục để được Kỷ lục Guinness công nhận là người đàn ông cao tuổi nhất thế giới, thay vì người 111 tuổi được trao tuần trước.

Cụ Juan Vicente Perez Mora tại nhà riêng ở bang Tachira, Venezuela, tháng 1/2022.

Người đàn ông lớn tuổi nhất thế giới qua đời hai tháng trước sinh nhật lần thứ 115, nhiều quan chức, người dân Venezuela gửi lời tiễn biệt.

Chị Lý Thị Cầu (đứng giữa) đã vận động nhiều phụ nữ ở các độ tuổi tham gia sinh hoạt hội.

Đến xã Túc Đán (huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái), hỏi chị Lý Thị Cầu - Chủ tịch Hội LHPN xã Túc Đán, không ai là không biết. Không chỉ giúp chị em phụ nữ địa phương tự tin, hạnh phúc hơn, chị Cầu còn là người giúp họ nhận ra giá trị của bản thân.

Lorenzo Barone, một du khách Italia, 22 tuổi,

Sống ở vùng đất lạnh nhất thế giới, nơi nhiệt độ mùa đông có thể -71 độ C, việc tắm giặt không hề đơn giản với người dân tại Yakutia, Siberia. Thậm chí, họ phải mất nguyên một ngày chỉ để làm điều này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục