Văn Chấn chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân

  • Cập nhật: Thứ tư, 7/6/2023 | 6:15:47 PM

YênBái - Huyện xác định mục tiêu, phấn đấu chỉ số hạnh phúc của người dân đạt 61%, tăng 0,74% so với năm 2022, trong đó, chỉ số hài lòng về cuộc sống đạt 54,21%.

Nhằm nâng cao đời sống tinh thần của người dân, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao từ huyện đến cơ sở luôn được quan tâm tổ chức.
Nhằm nâng cao đời sống tinh thần của người dân, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao từ huyện đến cơ sở luôn được quan tâm tổ chức.

 
Đồng chí Lò Thị Thúy Nga - Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: "Tiếp tục thực hiện kế hoạch của Tỉnh ủy về nâng cao chỉ số hạnh phúc của người dân Yên Bái, năm 2023, UBND huyện Văn Chấn đã ban hành các kế hoạch, văn bản chỉ đạo triển khai tới các ban, ngành, đoàn thể, cơ quan, đơn vị, các xã, thị trấn trên địa bàn huyện nâng cao ý thức trách nhiệm và huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của nhân dân trong thực hiện mục tiêu chỉ số hạnh phúc. 

Huyện xác định mục tiêu, phấn đấu chỉ số hạnh phúc của người dân đạt 61%, tăng 0,74% so với năm 2022, trong đó, chỉ số hài lòng về cuộc sống đạt 54,21%, tăng 0,31%; chỉ số hài lòng về tuổi thọ trung bình đạt 79,3%, tăng 0,04% so với năm 2022; chỉ số đánh giá tác động của môi trường nơi đang sinh sống đạt 70,47%, giảm 0,42% so với năm 2022. 

Quyết tâm hoàn thành tốt mục tiêu đề ra, huyện đã tập trung đôn đốc, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, các xã, thị trấn phối hợp triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ được phân công, cụ thể hóa nhiệm vụ đối với từng cơ quan, đơn vị, địa phương để thực hiện hiệu quả các giải pháp nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân”.

Trên cơ sở đó, Văn Chấn tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất của người dân theo hướng cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng. 

Trong đó, cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng, phát triển kinh tế nông thôn, gắn với xây dựng nông thôn mới; phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ có trọng tâm, trọng điểm, hướng tới cung cấp sản phẩm dịch vụ chất lượng cao đáp ứng nhu cầu và đảm bảo các yếu tố thuận lợi trong tiêu dùng cho người dân. 

Huyện cũng tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo hành lang pháp lý đồng bộ, thông thoáng cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư. Đồng thời, tập trung làm tốt công tác hướng nghiệp và giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, liên kết đào tạo nghề theo nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động. 

Rà soát nhu cầu việc làm, chuyển đổi nghề, chuyển dịch cơ cấu lao động; hỗ trợ tạo việc làm cho các đối tượng đặc thù (người dân tộc thiểu số, phụ nữ nghèo nông thôn, lao động thuộc các xã đặc biệt khó khăn...). 

Năm 2023, phấn đấu tạo việc làm mới cho 2.700 lao động trở lên; chuyển dịch 1.200 lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp trở lên; đào tạo nghề cho 2.640 người trở lên, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo của huyện đạt 64,94% trở lên, trong đó được cấp văn bằng chứng chỉ đạt 29,26% trở lên. 

Hệ thống đô thị đã từng bước xây dựng hoàn chỉnh phát triển bền vững, có cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ, hiện đại; có sắc thái kiến trúc đô thị riêng và môi trường, chất lượng sống tốt, phấn đấu tỷ lệ đô thị hóa năm 2023 đạt 13,75%. 

Một trong những nhiệm vụ cũng được huyện xác định rõ là phải thực chất, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm là công tác chuyển đổi số, triển khai các nền tảng chuyển đổi số, phát triển các tiện ích phục vụ phát triển công dân số, kết nối, khai thác, bổ sung, làm giàu dữ liệu dân cư... ; hoàn thành việc phủ sóng 3G, 4G và kết nối cáp quang Internet đến các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn, địa bàn vùng sâu, vùng xa; phấn đấu năm 2023, tỷ lệ hộ dân được nghe, xem phát thanh, truyền hình đạt 99,5%... 

Cùng với đó, huyện quan tâm về đời sống xã hội - tinh thần; chăm sóc sức khỏe, nâng cao tuổi thọ, chất lượng môi trường sống cho người dân.

Trần Minh

Tags Văn Chấn giảm nghèo chỉ số hài lòng hài hòa hạn phúc phủ sóng 3G

Các tin khác
Nhân dân xã Minh Tiến đẩy mạnh phát triển chăn nuôi hàng hoá tập trung.

Là huyện còn nhiều khó khăn của tỉnh với phần lớn dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, nhưng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của người dân, công tác xây dựng nông thôn mới (NTM) của Lục Yên những năm qua đã đạt được nhiều kết quả thiết thực với nhiều cách làm hay.

Tuyến đường liên xã Liễu Đô - Vĩnh Lạc - Minh Tiến (Lục Yên) được nâng cấp giúp các địa phương trên tuyến nâng cao chất lượng tiêu chí về cơ sở hạ tầng trong xây dựng NTM.

Theo bộ tiêu chí mới về nông thôn mới (NTM) cấp xã giai đoạn 2021-2025, tỉnh Yên Bái có 89/150 xã hoàn thành 19 tiêu chí, đạt 59,33%.

Chị Nguyễn Thị Hương ở thôn Hồng Tiến, xã Y Can (bên phải) giới thiệu về mô hình trồng dâu, nuôi tằm đem lại thu nhập cao cho gia đình.

Xác định công tác xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền xã Y Can, huyện Trấn Yên đã lãnh đạo, chỉ đạo triển khai đồng bộ nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả.

Cán bộ và nhân dân xã Minh Bảo tham gia trồng cây xanh, tạo cảnh quan dọc tuyến đường thôn Trực Bình.

Người dân thôn Trực Bình, xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái đã đoàn kết, cùng chung sức xây dựng mô hình Khu dân cư “Xanh - Hạnh phúc” để tạo điểm nhấn và “nâng chất” các tiêu chí NTM, đảm bảo cuộc sống của người dân ngày càng phồn thịnh, ấm no, hạnh phúc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục