Bản Thái làm du lịch

  • Cập nhật: Thứ hai, 24/11/2014 | 2:54:59 PM

YBĐT - Từ Nghĩa Lộ lên thị trấn huyện Mù Cang Chải, nhìn thấy phía bên trái là một bản toàn nhà sàn xinh xắn nhìn hướng ra cánh đồng rộng lớn, đó chính là bản của người Thái nên từ lâu vẫn quen gọi là bản Thái. Nhiều năm về trước, người dân trong bản sống thuần nông theo kiểu tự cung tự cấp nên đời sống đại bộ phận còn nhiều khó khăn.

Bản Thái ở trung tâm huyện Mù Cang Chải với những ngôi nhà sàn truyền thống rất thuận tiện cho du lịch cộng đồng.
Bản Thái ở trung tâm huyện Mù Cang Chải với những ngôi nhà sàn truyền thống rất thuận tiện cho du lịch cộng đồng.

Tuy nhiên, những năm gần đây, bà con đã năng động hơn trong sản xuất nên đời sống đã cải thiện đáng kể. Cảnh quan làng bản đẹp hơn nhờ những ngôi nhà sàn to rộng, thoáng mát, môi trường sạch sẽ, đường sá đi lại thuận tiện. Vì vậy, huyện Mù Cang Chải đã có phương án phát triển tiềm năng văn hóa tộc người, cảnh quan môi trường của bản để làm du lịch cộng đồng.

Chủ trương này đã phát huy hiệu quả khá rõ nét mỗi khi Tuần lễ Văn hóa ruộng bậc thang Mù Cang Chải được tổ chức, điều kiện nhà nghỉ, khách sạn ở trung tâm huyện lỵ Mù Cang Chải chưa đáp ứng được nhu cầu của khách thì bản Thái trở thành nơi lưu trú cho hàng nghìn lượt du khách cả trong và ngoài nước. Đồng thời, khi quốc lộ 32 được cải tạo, khách du lịch theo tuyến này từ Hà Nội lên Lai Châu, Lào Cai khá đông nên nhu cầu nghỉ ngơi giữa lộ trình đã khiến một số công ty du lịch lữ hành tìm đến liên hệ điểm nghỉ tại bản. Ngoài ra, việc nghỉ ngơi ở đây còn liên quan đến nhu cầu khám phá Danh thắng quốc gia ruộng bậc thang Mù Cang Chải.

Bà mế người Thái trong bản pha nước tắm thuốc phục vụ du khách.

Người đầu tiên trong bản hợp tác với công ty du lịch lữ hành cách đây khoảng 3 năm là ông Lò Văn Dơn. Nhà sàn ông Dơn bảo đảm được chỗ nghỉ cho khoảng trên 20 khách. Những lúc khách đến đông hơn thì ông phải liên hệ thêm nhà khác bố trí cho khách nghỉ. Vậy là nhà ông Lương Văn Dương bên cạnh cùng mấy nhà gần đó cũng trở thành nơi đón khách. Ngoài lo ăn nghỉ cho khách, các gia đình làm dịch vụ còn kết hợp bán một số mặt hàng địa phương như thổ cẩm, quần áo dân tộc, mật ong, rượu sơn tra… Nhà ông Lương Văn Dương còn xây dựng công trình tắm thuốc, xông hơi rất hấp dẫn với du khách vì sau một chặng đường dài mệt mỏi được tắm thuốc, xông hơi sẽ làm cho cơ thể sảng khoái, khỏe khoắn.

Giá cho một ngày đêm nghỉ ngơi trong nhà sàn chỉ từ 70 đến 80 nghìn đồng/người và nếu cộng thêm một bữa ăn cũng chỉ cần thêm chừng đó tiền lại được thưởng thức nhiều món ăn dân tộc. So với ăn nghỉ ở nhà hàng, khách sạn thì du khách đã tiết kiệm được ít nhất nửa số tiền. Đối với mỗi gia đình làm dịch vụ, một năm đón vài trăm lượt khách như ông Lò Văn Dơn cũng mang lại một khoản thu nhập đáng kể.

Tuy nhiên, điểm hạn chế trong tổ chức dịch vụ ở đây là có những nhà khi khách đến với số lượng đông thì không thể phục vụ được ăn uống; công trình vệ sinh chưa đáp ứng được yêu cầu; chưa tổ chức được sinh hoạt văn nghệ với những loại hình văn hóa dân gian đặc sắc của đồng bào Thái; hàng hóa phục vụ nhu cầu của du khách còn nghèo nàn, chất lượng chưa cao; khách có nhu cầu đi thăm quan ruộng bậc thang chưa bố trí được người hướng dẫn. Thậm chí, nơi đây có thác Mơ rất đẹp, trong mát nhưng chưa khai thác thành điểm du ngoạn, tắm suối…

Vẫn biết, không thể đặt ra yêu cầu quá cao với công việc kinh doanh hoàn toàn mới với bà con bản Thái nhưng nó đang đặt ra đòi hỏi với địa phương và các cơ quan chuyên môn cần có sự tư vấn, đầu tư để bà con trong bản từng bước làm du lịch hiệu quả và năng động hơn. Trước mắt, nên hướng bà con trong bản cùng làm dịch vụ, tạo ra sự hợp tác chặt chẽ hơn. Có hợp tác thì mới tập trung được trí tuệ để làm nên những sản phẩm du lịch cộng đồng có chất lượng ngày càng cao; bảo đảm được chỗ nghỉ, phục vụ ăn uống, văn nghệ, hướng dẫn du lịch, cung cấp người mẫu ảnh cho những nhiếp ảnh gia có nhu cầu sáng tác, mở dịch vụ vận chuyển đưa khách đến những điểm ruộng bậc thang đẹp mà ô tô không đến được, xúc tiến quảng bá du lịch…

Hoàng Nhâm

Các tin khác
Hình ảnh ban tổ chức tập luyện cho Carnaval Hạ Long 2024.

Điểm nhấn của Carnaval Hạ Long diễn ra trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay là màn biểu diễn nghệ thuật thực cảnh và Carnaval trên biển đầu tiên tại Việt Nam.

Du khách trải nghiệm pic-nic tại Đồi thông Eo gió, huyện Trạm Tấu.

Chỉ cách thành phố Yên Bái 100km đường tốt lại sở hữu những điểm đến độc đáo của vùng cao như: suối khoáng nóng Trạm Tấu, rừng rêu Tà Xùa, thác nước Tà Xùa, thác đôi Kháo Chu, thác Háng Đề Chơ, đỉnh núi Tà Chì Nhù, Lau Camping Phình Hồ…, Trạm Tấu đang là lựa chọn hấp dẫn cho nhiều du khách dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 kéo dài 5 ngày năm nay.

Nghi thức tế lễ trong Lễ hội

Ngày 25/4 (tức 17/3 Giáp Thìn), phường Hợp Minh, thành phố Yên Bái tổ chức Lễ hội Giỗ Mẫu đền Bà Áo Trắng năm 2024. Dự Lễ hội có đồng chí Hoàng Thị Vĩnh - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy.

Tour du lịch lịch sử

Những ngày này, huyện Trấn Yên đang tích cực chuẩn bị ra mắt tour du lịch “Theo dấu chân anh hùng” và chung kết Cuộc thi “Em hát về địa chỉ đỏ”, thiết thực lập thành tích chào mừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 07/5/2024) và 79 năm thành lập Chiến khu Vần (5/1945 - 5/2024).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục