Quảng Nam: Lễ hội Cộ Bà được xếp hạng Di sản quốc gia

  • Cập nhật: Thứ hai, 2/3/2015 | 1:46:30 PM

Lễ hội rước Cộ Bà Chợ Được nhằm tưởng nhớ công đức của người sáng lập Chợ Được, xã Bình Triều, huyện Thăng Bình.

Lãnh đạo huyện Thăng Bình nhận Bằng xếp hạng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Hội rước Cộ Bà Chợ Được.
Lãnh đạo huyện Thăng Bình nhận Bằng xếp hạng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Hội rước Cộ Bà Chợ Được.

Tối 1/3, hàng vạn người dân và du khách tập trung tại Chợ Được, xã Bình Triều, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam dự lễ rước Cộ Bà truyền thống và dự lễ đón nhận Bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với Lễ hội Cộ Bà Chợ Được.

Lễ hội rước Cộ Bà Chợ Được nhằm tưởng nhớ công đức của người sáng lập Chợ Được, xã Bình Triều, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Tương truyền, Bà là người họ Nguyễn, húy là Của, người gốc làng Phường Chào, thuộc châu Phiếm Ái, huyện Diên Phước, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam (nay thuộc xã Đại Cường, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam).

Bà là người hiền lành, hay cứu nhân độ thế. Trong một lần vân du qua làng Phước Ấm, xã Bình Triều, huyện Thăng Bình, thấy nơi đây phong cảnh hữu tình bèn dựng chợ, lập làng. Sau này dân trong làng gọi là Chợ Được.


Tái hiện nghi thức Lễ rước Cộ Bà Chợ Được

Bà từng được nhiều triều vua nhà Nguyễn suy tôn “Tề Thục Dực Bảo Trung Hưng Trung Đẳng Thần”, "Trang huy dực bảo trung hưng thượng đẳng thần”. Hằng năm, người dân địa phương tổ chức lễ  tế vào ngày 11 tháng Giêng để tỏ lòng tri ân công đức của người khai sinh ra làng Chợ Được ngày nay.

Ông Đinh Hài, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam khẳng định: "Trách nhiệm của người dân cũng như chính quyền và ngành Văn hóa là bảo tồn và phát huy được giá trị trong cuộc sống. Thông qua lễ hội, người dân ngày càng đoàn kết hơn, phát triển hơn và bảo tồn được giá trị truyền thống, thể hiện qua các hoạt động của cộng đồng trong lễ hội".

(Theo VOV)

Các tin khác
Hình ảnh ban tổ chức tập luyện cho Carnaval Hạ Long 2024.

Điểm nhấn của Carnaval Hạ Long diễn ra trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay là màn biểu diễn nghệ thuật thực cảnh và Carnaval trên biển đầu tiên tại Việt Nam.

Du khách trải nghiệm pic-nic tại Đồi thông Eo gió, huyện Trạm Tấu.

Chỉ cách thành phố Yên Bái 100km đường tốt lại sở hữu những điểm đến độc đáo của vùng cao như: suối khoáng nóng Trạm Tấu, rừng rêu Tà Xùa, thác nước Tà Xùa, thác đôi Kháo Chu, thác Háng Đề Chơ, đỉnh núi Tà Chì Nhù, Lau Camping Phình Hồ…, Trạm Tấu đang là lựa chọn hấp dẫn cho nhiều du khách dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 kéo dài 5 ngày năm nay.

Nghi thức tế lễ trong Lễ hội

Ngày 25/4 (tức 17/3 Giáp Thìn), phường Hợp Minh, thành phố Yên Bái tổ chức Lễ hội Giỗ Mẫu đền Bà Áo Trắng năm 2024. Dự Lễ hội có đồng chí Hoàng Thị Vĩnh - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy.

Tour du lịch lịch sử

Những ngày này, huyện Trấn Yên đang tích cực chuẩn bị ra mắt tour du lịch “Theo dấu chân anh hùng” và chung kết Cuộc thi “Em hát về địa chỉ đỏ”, thiết thực lập thành tích chào mừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 07/5/2024) và 79 năm thành lập Chiến khu Vần (5/1945 - 5/2024).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục