Lễ hội Tiên La, tỉnh Thái Bình là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

  • Cập nhật: Thứ năm, 21/4/2016 | 2:26:48 PM

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có quyết định công bố Lễ hội Tiên La, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Rước kiệu tại lễ hội Tiên La năm 2016.
Rước kiệu tại lễ hội Tiên La năm 2016.

Được biết, đền Tiên La là nơi phụng thờ Bát Nạn Ðông Nhung Ðại tướng quân Vũ Thị Thục - người có công bảo quốc, hộ dân cùng Hai Bà Trưng đánh đuổi quân Ðông Hán xâm lược vào những năm đầu sau Công nguyên. Theo sử sách ghi lại, khi Mã Viện đem quân sang chiếm lại nước ta, thế giặc mạnh, nghĩa quân do Bát Nạn Ðông Nhung Ðại tướng quân đã lui về vùng đất Tam Cương xưa  (nay là thôn Tiên La, xã Ðoan Hùng, huyện Hưng Hà) cố thủ. Bát Nạn Ðông Nhung Ðại tướng quân cùng quân sĩ đã anh dũng hy sinh. Ðể tưởng nhớ công đức của bà, nhân dân địa phương đã lập đền thờ bà trên chính mảnh đất khi xưa bà đã ngã xuống.

Theo định lệ, hội đền Tiên La được khai hội vào ngày mùng 10, chính hội vào những ngày 17 và 18 tháng ba. Càng về những năm gần đây thì hội đền Tiên La năm sau càng đông hơn năm trước. Du khách từ nhiều nơi trong và ngoài nước đổ về vừa với tâm thức tưởng niệm bà chúa có đức thiêng vừa để thưởng ngoạn một công trình kiến trúc cổ quý hiếm bên dòng sông Tiên Hưng với cảnh quan thơ mộng. Trên các ngả đường đổ về trảy hội đền Tiên La, du khách còn có thể dự hàng chục hội làng khác có tục thờ Thánh Mẫu diễn ra trong cùng thời điểm nhưng sự lệ, trò chơi, trò diễn dân gian mỗi hội mỗi vẻ.

(Theo Chinhphu.vn)

Các tin khác
Đội văn nghệ dân tộc Mông thôn Bản Mới, xã Suối Giàng biểu diễn phục vụ khách du lịch.

Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết 10 của HĐND tỉnh, hoạt động du lịch của huyện Văn Chấn đã có nhiều khởi sắc, đưa địa phương trở thành điểm đến hấp dẫn, thu hút du khách với những sản phẩm nổi trội.

Thời gian tới, huyện Lục Yên tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch “Chợ đá quý Lục Yên”.

Đến nay, huyện Lục Yên đã tạo việc làm cho khoảng 800 lao động từ hoạt động du lịch; trong đó, 350 lao động trực tiếp, còn lại là lao động gián tiếp.

Trình diễn Khinh khí cầu tại Cát Bà, TP Hải Phòng hồi tháng 4-2024.

Người dân và du khách có cơ hội trải nghiệm bay treo khinh khí cầu miễn phí và chụp hình ở độ cao tối đa 50 m trong Lễ hội Hoa Phượng đỏ 2024 từ ngày 11-5 đến ngày 15-5.

Một góc làng Làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Mông, nằm ở thôn Pả Vi Hạ thuộc xã Pả Vi, huyện Mèo Vạc (Hà Giang).

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết sẽ tiến hành kiểm tra công tác chấp hành các quy định pháp luật và đảm bảo chất lượng của doanh nghiệp lữ hành, hệ thống cơ sở lưu trú du lịch, cơ sở giáo dục đào tạo nghiệp vụ lĩnh vực du lịch và hoạt động nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục