Lễ hội hoa tam giác mạch và Ngày hội văn hóa dân tộc Mông toàn quốc lần thứ II

  • Cập nhật: Thứ năm, 14/7/2016 | 8:39:38 AM

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Giang cho biết, Lễ hội hoa tam giác mạch tỉnh Hà Giang lần thứ II và Ngày hội văn hóa dân tộc Mông toàn quốc lần thứ II sẽ được tổ chức vào trung tuần tháng 10/2016.

Mùa hoa tam giác mạch Hà Giang.
Mùa hoa tam giác mạch Hà Giang.

Lễ hội hoa tam giác mạch và Ngày hội văn hóa dân tộc Mông toàn quốc diễn ra tại tỉnh Hà Giang là sự kiện lớn, nhằm tôn vinh giá trị văn hóa các dân tộc của tỉnh gắn với giá trị cảnh quan từ hoa tam giác mạch, tạo ra điểm nhấn trong giới thiệu, quảng bá và thu hút khách du lịch lên với Hà Giang.

Ngày hội văn hóa dân tộc Mông toàn quốc lần thứ II có chủ đề: “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mông trong thời kỳ đổi mới, hội nhập và phát triển của đất nước”. Dự kiến, Ngày hội được tổ chức trước ngày 15/10/2016 tại huyện Đồng Văn, Hà Giang, với sự tham gia của 17 tỉnh có đông đồng bào dân tộc Mông sinh sống: Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Cao Bằng, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Sơn La, Điện Biên, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm  Đồng.

Tại Ngày hội văn hóa dân tộc Mông toàn quốc lần thứ II, ngoài lễ khai mạc và bế mạc, có các nội dung chính như: Hoạt động văn hóa, nghệ thuật quần chúng; Giải chạy bán Marathon tỉnh Hà Giang lần thứ I, năm 2016; trại sáng tác điêu khắc trên Công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn; Festival khèn Mông; trình diễn trang phục truyền thống dân tộc Mông; thi hát dân ca dân tộc Mông; thi ẩm thực dân tộc Mông; trình diễn, giới thiệu trích đoạn lễ hội, nghi thức sinh hoạt văn hóa truyền thống dân tộc Mông; trưng bày, giới thiệu sản phẩm đặc trưng của dân tộc Mông, tái hiện cuộc sống sản xuất của người Mông như: cày trên nương đá, xếp tường rào đá, chế biến ẩm thực… Bên cạnh đó, còn có một số môn thể thao và trò chơi dân gian truyền thống của dân tộc Mông; chương trình xúc tiến, quảng bá Du lịch Hà Giang…

Theo kế hoạch, Lễ hội hoa tam giác mạch lần thứ II sẽ được tổ chức trong tháng 10/2016, tại thị trấn Mèo Vạc. Trong khuôn khổ Lễ hội sẽ diễn ra chương trình nghệ thuật; các hoạt động trải nghiệm sản phẩm từ hoa tam giác mạch; lễ hội đường phố trình diễn âm nhạc dân gian và sắc màu trang phục các dân tộc Hà Giang; trưng bày các sản phẩm văn hóa, nông nghiệp, du lịch các huyện, thành phố trong tỉnh.

(Theo Dangcongsan.vn)

Các tin khác
Hình ảnh ban tổ chức tập luyện cho Carnaval Hạ Long 2024.

Điểm nhấn của Carnaval Hạ Long diễn ra trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay là màn biểu diễn nghệ thuật thực cảnh và Carnaval trên biển đầu tiên tại Việt Nam.

Du khách trải nghiệm pic-nic tại Đồi thông Eo gió, huyện Trạm Tấu.

Chỉ cách thành phố Yên Bái 100km đường tốt lại sở hữu những điểm đến độc đáo của vùng cao như: suối khoáng nóng Trạm Tấu, rừng rêu Tà Xùa, thác nước Tà Xùa, thác đôi Kháo Chu, thác Háng Đề Chơ, đỉnh núi Tà Chì Nhù, Lau Camping Phình Hồ…, Trạm Tấu đang là lựa chọn hấp dẫn cho nhiều du khách dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 kéo dài 5 ngày năm nay.

Nghi thức tế lễ trong Lễ hội

Ngày 25/4 (tức 17/3 Giáp Thìn), phường Hợp Minh, thành phố Yên Bái tổ chức Lễ hội Giỗ Mẫu đền Bà Áo Trắng năm 2024. Dự Lễ hội có đồng chí Hoàng Thị Vĩnh - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy.

Tour du lịch lịch sử

Những ngày này, huyện Trấn Yên đang tích cực chuẩn bị ra mắt tour du lịch “Theo dấu chân anh hùng” và chung kết Cuộc thi “Em hát về địa chỉ đỏ”, thiết thực lập thành tích chào mừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 07/5/2024) và 79 năm thành lập Chiến khu Vần (5/1945 - 5/2024).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục