Mù Cang Chải bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa gắn với khai thác phát triển du lịch

  • Cập nhật: Thứ ba, 23/7/2019 | 9:01:31 AM

YênBái - Với những tiềm năng, thế mạnh của địa phương, trong những năm qua, đặc biệt từ năm 2015 đến nay, số lượng du khách đến Mù Cang Chải ngày càng tăng. Đó là nhờ huyện đã chú trọng việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa gắn với khai thác phát triển du lịch.

Danh thắng quốc gia Ruộng bậc thang Mù Cang Chải
Danh thắng quốc gia Ruộng bậc thang Mù Cang Chải

Nếu như năm 2015 có khoảng 20.000 lượt du khách thì đến năm 2018 có 90.000 lượt, trong đó có 10.000 lượt khách nước ngoài và 6 tháng đầu năm 2019 đã có hơn 40.000 lượt khách đặt chân đến khám phá, trải nghiệm vẻ đẹp ở huyện vùng cao này.

Cùng với văn hóa vật thể như: trang phục truyền thống của các dân tộc Mông, Thái; khèn Mông, các loại sáo, nhị, đàn môi, khèn lá… thì văn hóa phi vật thể ở huyện vùng cao Mù Cang Chải cũng rất đa dạng với các điệu múa khèn Mông, làn điệu dân ca Mông, tiếng đàn môi; lễ hội Gầu tào, hội chọi dê, các nghi thức lễ cúng cơm mới, lễ cưới người Mông, văn hóa ẩm thực… đang được bảo tồn nguyên bản, hàng năm thu hút được nhiều du khách trong và ngoài nước đến khám phá và trải nghiệm ở huyện vùng cao Mù Cang Chải.

 Nghệ nhân múa khèn Chang A Khua - xã Kim Nọi chia sẻ: "Mình rất tự hào khi dân tộc mình đang gìn giữ được nét văn hóa đặc sắc về khèn Mông. Đây là một loại nhạc cụ quan trọng trong đời sống, sinh hoạt văn hóa của dân tộc, thể hiện rõ nhất về tâm linh, tín ngưỡng, truyền thống của dân tộc Mông. Qua tiếng khèn, văn hóa đồng bào Mông thêm gắn kết và hòa quyện với các nét văn hóa của các dân tộc khác”. 

Chị Nguyễn Thị Liễu - một du khách đến từ tỉnh Vĩnh Phúc cho biết: "Mỗi năm, mình đến Mù Cang Chải một, hai lần. Đến đây không chỉ được ngắm cảnh quan kỳ vĩ có một không hai mà còn được hòa mình vào thế giới của tiếng khèn, được nghe các chàng trai Mông thổi khèn với những bản tình ca trên núi nghe mà du dương, nghệ thuật quá”. 

Nhờ bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa gắn với khai thác phát triển du lịch, hàng năm huyện Mù Cang Chải đã thu hút hàng trăm nghìn lượt du khách đến tham quan, thưởng ngoạn, mở ra hướng đi mới trong phát triển du lịch. 

Đồng chí Nông Việt Yên - Bí thư Huyện ủy Mù Cang Chải cho biết: "Nắm bắt các tiềm năng, thế mạnh của địa phương, hàng năm, huyện đã chỉ đạo cấp ủy, chính quyền các cấp, các cơ quan, ban, ngành đoàn thể thực hiện tốt Nghị quyết số 19 của Huyện ủy về  "Giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc Mông huyện Mù Cang Chải giai đoạn 2013-2015, định hướng đến năm 2020"; Nghị quyết số 11 HĐND huyện về việc điều chỉnh, bổ sung Đề án "Phát triển du lịch, dịch vụ gắn với Danh thắng quốc gia Ruộng bậc thang và Di tích lịch sử quốc gia nơi thành lập Đội du kích Khau Phạ huyện Mù Cang Chải giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025”; đồng thời chỉ đạo khảo sát, kiểm kê, lập danh mục di sản văn hóa phi vật thể và bảo tồn, khôi phục, phát huy di sản văn hóa phi vật thể về trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch”.

Cùng với đó, huyện Mù Cang Chải tiếp tục xây dựng mô hình dòng họ văn hóa gắn với tự quản về an ninh trật tự, chăm sóc bảo vệ rừng, gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc. Đặc biệt, huyện đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về du lịch, nhất là bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển du lịch; trong đó chú trọng tuyên truyền cho người dân đổi mới tư duy làm kinh tế du lịch sinh thái, du lịch văn hóa và du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn mới; phát triển du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái, sản phẩm du lịch văn hóa - tín ngưỡng, du lịch thể thao mạo hiểm và du lịch cộng đồng gắn với các hoạt động mang đậm bản sắc dân tộc… nhằm giới thiệu, quảng bá đến với du khách trong và ngoài nước về những nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Mông, Thái nơi đây.

Hà Tĩnh

Tags Mù Cang Chải bảo tồn văn hóa du lịch

Các tin khác
Hình ảnh ban tổ chức tập luyện cho Carnaval Hạ Long 2024.

Điểm nhấn của Carnaval Hạ Long diễn ra trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay là màn biểu diễn nghệ thuật thực cảnh và Carnaval trên biển đầu tiên tại Việt Nam.

Du khách trải nghiệm pic-nic tại Đồi thông Eo gió, huyện Trạm Tấu.

Chỉ cách thành phố Yên Bái 100km đường tốt lại sở hữu những điểm đến độc đáo của vùng cao như: suối khoáng nóng Trạm Tấu, rừng rêu Tà Xùa, thác nước Tà Xùa, thác đôi Kháo Chu, thác Háng Đề Chơ, đỉnh núi Tà Chì Nhù, Lau Camping Phình Hồ…, Trạm Tấu đang là lựa chọn hấp dẫn cho nhiều du khách dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 kéo dài 5 ngày năm nay.

Nghi thức tế lễ trong Lễ hội

Ngày 25/4 (tức 17/3 Giáp Thìn), phường Hợp Minh, thành phố Yên Bái tổ chức Lễ hội Giỗ Mẫu đền Bà Áo Trắng năm 2024. Dự Lễ hội có đồng chí Hoàng Thị Vĩnh - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy.

Tour du lịch lịch sử

Những ngày này, huyện Trấn Yên đang tích cực chuẩn bị ra mắt tour du lịch “Theo dấu chân anh hùng” và chung kết Cuộc thi “Em hát về địa chỉ đỏ”, thiết thực lập thành tích chào mừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 07/5/2024) và 79 năm thành lập Chiến khu Vần (5/1945 - 5/2024).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục