Phê duyệt Đề án đảm bảo TTATGT đường thủy nội địa

  • Cập nhật: Thứ tư, 17/4/2019 | 8:58:19 AM

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án "Các giải pháp đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa trong tình hình mới”.

Ảnh minh họa. (Nguồn internet)
Ảnh minh họa. (Nguồn internet)

Mục tiêu tổng quát của Đề án là xác định, tổ chức thực hiện có hiệu quả các giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa; nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông cho người tham gia giao thông và người dân sống dọc các tuyến đường thủy nội địa; tăng cường điều kiện an toàn của kết cấu hạ tầng, phương tiện đường thủy nội địa nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông đường thủy nội địa trong tình hình mới.

Mục tiêu cụ thể đến năm 2030, đối với kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa: Cải tạo 100% các điểm đen tai nạn giao thông đường thủy nội địa trên các tuyến đường thủy nội địa chính; cải tạo các điểm tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông đường thủy nội địa ở mức cao trên các tuyến đường thủy nội địa quốc gia.

Đối với phương tiện thủy: 100% phương tiện thủy nội địa được lắp đặt thiết bị nhận dạng tự động AIS, thiết bị thông tin liên lạc VHF và được đăng ký, đăng kiểm theo quy định; 100% phương tiện thủy chở khách ngang sông được trang bị đầy đủ áo phao và dụng cụ nổi cầm tay cho hành khách trên phương tiện theo quy định.

Đối với thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa, người tham gia giao thông đường thủy nội địa: 100% thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa được đào tạo, huấn luyện và được cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn theo quy định; 100% người tham gia giao thông đường thủy nội địa, chủ cảng, bến thủy nội địa, chủ phương tiện, thuyền trưởng, người lái phương tiện và người dân sinh sống dọc các tuyến đường thủy nội địa được tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa.

Định hướng sau năm 2030, hoàn thiện hệ thống pháp luật, quy hoạch và cơ chế chính sách về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa; đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa; áp dụng khoa học - công nghệ tiên tiến trong hoạt động quản lý về an toàn giao thông đường thủy nội địa nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông đường thủy nội địa một cách bền vững.

Để đạt được mục tiêu trên, Đề án đặt ra nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu như hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch và cơ chế, chính sách; đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa; công tác đào tạo, cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa; thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa; giải pháp về nguồn vốn; quản lý an toàn giao thông.

Trong đó, về công tác đào tạo, cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa: áp dụng khoa học công nghệ nâng cao chất lượng đào tạo và thi, kiểm tra cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa; tăng cường xã hội hóa công tác đào tạo; nghiên cứu, bổ sung các hình thức, phương pháp thi khoa học và phù hợp với một số loại, hạng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn cho người dân ở vùng sâu, vùng xa, người có trình độ học vấn thấp và đồng bào dân tộc thiểu số.

Về thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa, ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa; tăng cường thanh tra, kiểm tra điều kiện an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với các phương tiện thủy nội địa và hoạt động của các cảng, bến thủy nội địa.

Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa. Tiếp tục thực hiện Cuộc vận động xây dựng phong trào "Văn hóa giao thông với bình yên sông nước”, "Cảng, bến sông an toàn”, mô hình "Cụm, khu dân cư an toàn giao thông đường thủy nội địa”.

Tập trung tuyên truyền, phổ biến về quy tắc giao thông đường thủy nội địa; các quy định về đăng ký, đăng kiểm phương tiện; các điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa, đặc biệt chú trọng tuyên truyền về điều khiển phương tiện phải có chứng chỉ chuyên môn, không sử dụng rượu bia khi điều khiển phương tiện và không chở quá tải trọng theo quy định. Tăng thời lượng tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt tại các tỉnh, thành phố vùng Đông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long.

(Theo chinhphu.vn)

Các tin khác

Ngày 26/4, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Yên Bái tổ chức Hội thi “Bé với an toàn giao thông (ATGT)” cấp học mầm non tỉnh năm học 2023-2024.

Cán bộ, chiến sĩ cảnh sát giao thông Công an huyện Văn Yên tăng cường tuần tra, kiểm soát, đảm bảo trật tự an toàn giao thông trước, trong và sau kỳ nghỉ lễ.

Để đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông trên các tuyến đường dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, lực lượng cảnh sát giao thông – trật tự (CSGT-TT), Công an huyện Văn Yên đã triển khai kế hoạch đợt cao điểm kiểm tra, kiểm soát bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên phạm vi toàn huyện, trong đó tập trung tuần tra, kiểm soát tại các tuyến đường trọng điểm.

Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ số 3, Phòng CSGT, Công an tỉnh Yên Bái tăng cường xử lý thanh thiếu niên vi phạm trật tự an toàn giao thông

Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ số 3, Phòng CSGT, Công an tỉnh Yên Bái đã phối hợp tuần tra, kiểm soát và xử lý 65 trường hợp học sinh vi phạm an toàn giao thông trên tuyến quốc lộ 70. Nhiều năm qua, người dân sinh sống trên Quốc lộ 70, đoạn qua xã Tân Hương, huyện Yên Bình luôn lo sợ mỗi khi tham gia giao thông trên tuyến đường chực chờ nguy cơ xảy ra tai nạn. Người dân mong sớm xử lý điểm đen giao thông trên Quốc lộ 70 Hiện trường một vụ tai nạn giao thông chết người mới xảy ra trên Quốc lộ 70, đoạn qua tỉnh Yên Bái. Ảnh: Người dân cung cấp

Các đại biểu tham dự Hội nghị tại điểm cầu Yên Bái.

Sáng 24/4, Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) Quốc gia tổ chức Hội nghị trực tuyến sơ kết công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông (TTATGT) quý I và phương hướng, nhiệm vụ quý II, năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục