"Nhen lửa" cho ngành công nghiệp không khói

  • Cập nhật: Thứ sáu, 26/8/2016 | 8:13:36 AM

YBĐT - Những năm gần đây, cụm từ “kinh tế du lịch” đã trở nên quen thuộc với người dân Yên Bái. Thậm chí, ở nhiều vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã xuất hiện những cách làm mô hình du lịch cộng đồng vô cùng sáng tạo, phong phú, hấp dẫn thu hút du khách.

Giã bánh dày trong lễ hội chợ phiên của đồng bào Mông Mù Cang Chải thu hút rất đông du khách. (Ảnh: Mai Linh)
Giã bánh dày trong lễ hội chợ phiên của đồng bào Mông Mù Cang Chải thu hút rất đông du khách. (Ảnh: Mai Linh)

Để khơi dậy ý chí thi đua lao động của người dân, góp phần quảng bá tiềm năng du lịch Yên Bái với bạn bè trong nước và quốc tế, ngày 18/5/2007, Ban Thường vụ Tỉnh ủy khóa XVI đã ban hành Nghị quyết số 07 về đẩy mạnh phát triển du lịch, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh.

Ngay sau khi Nghị quyết 07 được ban hành, Tỉnh ủy đã tổ chức hội nghị mở rộng quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết và chỉ đạo cấp ủy, chính quyền, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể các cấp tổ chức quán triệt đến cán bộ, đảng viên, hội viên và tuyên truyền, phổ biến rộng rãi trong quần chúng nhân dân nội dung Nghị quyết.

Theo đó, UBND tỉnh giao nhiệm vụ cho Sở Thương mại - Du lịch (nay là Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch) là cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình Du lịch về cội nguồn giữa ba tỉnh: Phú Thọ - Yên Bái - Lào Cai; Chương trình hợp tác phát triển 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng và chỉ đạo các ngành chuyên môn phối hợp với các chuyện, thị, thành phố triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh.

Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết, nhận thức của các cấp, các ngành và nhân dân trong tỉnh về phát triển kinh tế du lịch đã có những chuyển biến tích cực. Các tổ chức đoàn thể, cộng đồng dân cư có ý thức trách nhiệm hơn trong việc bảo vệ, tôn tạo các di tích lịch sử, cảnh quan thiên nhiên phục vụ du lịch. Do đó, chẳng những các giá trị văn hóa truyền thống vật thể và phi vật thể được bảo tồn, phát huy mà tài nguyên du lịch của các địa phương trong tỉnh cũng được gìn giữ và bảo vệ rất tốt.

Đặc biệt, công tác xúc tiến, quảng bá, liên kết vùng, liên kết tua tuyến, cụ thể là liên kết với 8 tỉnh Tây Bắc ngày càng phát triển, hiệu quả. Các sản phẩm du lịch vì thế cũng được tạo ra ngày càng nhiều, các hình thức du lịch như du lịch cộng đồng được hình thành và phát triển ngày càng rõ nét và đi vào chiều sâu.

Hệ thống cơ sở hạ tầng du lịch, nhà hàng, khách sạn được đầu tư nhiều hơn về số lượng, phong phú về cấp hạng, chất lượng phục vụ ngày càng tốt hơn. Nếu như năm 2007, toàn tỉnh mới có 200 ngàn lượt khách du lịch, trong đó khách quốc tế đạt trên 4.800 lượt, khách nội địa đạt trên 195 ngàn lượt, doanh thu 52,3 tỷ đồng thì đến năm 2014, số lượng du khách tăng lên trên 400 ngàn lượt người, doanh thu đạt 178,8 tỷ đồng và năm 2015, lượng khách du lịch đã tăng lên 466.020 lượt người, trong đó khách quốc tế là 20.570 lượt, khách nội địa là 445.450 lượt, doanh thu gần 194 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 13%/năm.

Các hoạt động dịch vụ, du lịch đã góp phần tạo công ăn việc làm cho 1.500 lao động trong ngành và một bộ phận lao động không thường xuyên với thu nhập bình quân  trên 3 triệu đồng/người/tháng. Công tác xã hội hóa hoạt động du lịch từng bước được đẩy mạnh, khuyến khích được các thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh đăng ký đầu tư kinh doanh.

Chị Hoàng Thị Lan Anh - du khách đến từ Hải Phòng tâm sự: "Là phật tử năm nào cũng đi lễ Mẫu Đông Cuông và các đền chùa của Yên Bái, tôi thấy mấy năm nay cơ sở hạ tầng tại các đền chùa ở đây đã được chỉnh trang, nâng cấp, tôn tạo. Do đó, hình ảnh du lịch tâm linh của Yên Bái đã rất đẹp trong cá nhân tôi cũng như các phật tử cùng đoàn".

Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 07 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy khóa XVI, công tác phát triển các dịch vụ du lịch đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Nếu như năm 2007, toàn tỉnh mới chỉ có 64 cơ sở lưu trú với hơn 1.000 phòng ngủ đủ tiêu chuẩn đón khách thì đến năm 2015, con số này đã tăng lên 130 cơ sở, đạt 86% mục tiêu của Nghị quyết. Trong đó có 29 khách sạn, 93 nhà nghỉ, 8 nhà khách với tổng số 1.902 phòng, 3.082 giường ngủ.

Đặc biệt, đã có 99/130 cơ sở lưu trú đã được xếp hạng, trong đó có 2 cơ sở hạng ba sao, 10 cơ sở hạng hai sao, 19 cơ sở hạng một sao và 68 cơ sở đạt tiêu chuẩn kinh doanh du lịch. Một số cơ sở lưu trú ở thành phố và thị xã có các dịch vụ tennis, bể bơi, karaoke, internet... cơ bản đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí và nghỉ ngơi của du khách.

Toàn tỉnh đang phấn đấu đến năm 2020 có khoảng 200 cơ sở lưu trú với trên 5.000 phòng nghỉ, trong đó có 6 khách sạn đạt từ ba sao trở lên để thu hút và đón 650 ngàn lượt khách tới thăm quan, du lịch, góp phần nâng mức doanh thu từ ngành công nghiệp không khói này đạt 900 - 1.000 tỷ đồng trở lên.

Hiện nay, ngoài hơn 100 nhà hàng có khả năng phục vụ du khách, Yên Bái còn có 5 công ty đăng ký hoạt động kinh doanh du lịch, 2 công ty đăng ký kinh doanh lữ hành quốc tế, các doanh nghiệp chủ yếu kinh doanh lữ hành nội địa với nguồn khách du lịch trong tỉnh có nhu cầu đi thăm quan du lịch trong nước và quốc tế.

Trong đó, có các công ty như: Công ty cổ phần Du lịch; Công ty cổ phần Thương mại - Du lịch và Đầu tư; Công ty THHH Lavie VuLinh; Công ty cổ phần Du lịch quốc tế Yên Bái đã và đang đẩy mạnh phát triển lĩnh vực kinh doanh này. Ngoài ra, còn có những doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh vận chuyển khách với số lượng ô tô, tàu thủy có chất lượng cao bước đầu đã đáp ứng được nhu cầu đi lại và thăm quan của khách du lịch như: Công ty cổ phần Vận tải thủy bộ Yên Bái, Công ty TNHH Hải Phượng, Hãng taxi Yên Bái, Hãng taxi Yên Sơn, Hợp tác xã Vận tải Quyết Tiến... và một số hộ gia đình đầu tư mua xe ô tô từ 4 - 16 chỗ ngồi phục vụ nhu cầu đi lại của du khách và nhân dân.

Nói về việc đầu tư xây dựng hạ tầng các khu, điểm du lịch của Yên Bái phải kể đến một số khu du lịch đang được hình thành như: Khu du lịch Tân Hương - hồ Thác Bà (Yên Bình); Khu du lịch Suối Giàng (Văn Chấn); Tổ hợp sân golf 27 lỗ và dịch vụ thể thao, du lịch, vui chơi giải trí tại Đầm Hậu, xã Minh Quân (Trấn Yên); Khu du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng Đầm Vân Hội (Trấn Yên)...

Bên cạnh việc đầu tư cho khu du lịch trọng điểm, một số làng nghề cũng đã được đầu tư xây dựng và đi vào hoạt động thu hút du khách như: Làng nghề Dệt thổ cẩm xã Nghĩa An (thị xã Nghĩa Lộ) có tổng vốn đầu tư 1,5 tỷ đồng; Làng nghề tranh đá quý Tân Lĩnh (Lục Yên) tổng vốn đầu tư 1,7 tỷ đồng; Làng nghề truyền thống La Pán Tẩn (Mù Cang Chải); Làng Văn hóa Ngòi Tu, xã Vũ Linh (Yên Bình) cũng đang được đầu tư bằng nguồn xã hội hóa.

Nhằm tuyên truyền, quảng bá về tiềm năng du lịch của địa phương, bên cạnh các hoạt động xúc tiến như: tổ chức họp báo giới thiệu chương trình du lịch về cội nguồn tại thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, tổ chức các sự kiện du lịch, lễ hội, hội chợ thương mại, xây dựng sản phẩm du lịch dọc tuyến cao tốc Hà Nội - Lào Cai... tỉnh đã xuất bản trên 50.000 tờ gấp, sách hướng dẫn, bản đồ du lịch, đĩa DVD, VCD giới thiệu về đất và người Yên Bái, thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư lớn vào lĩnh vực du lịch của tỉnh.

Du khách nước ngoài  hài lòng với nét bản sắc văn hóa của du lịch cộng đồng ở thị xã Nghĩa Lộ.

Phát huy những kết quả đạt được từ việc tổ chức Chương trình du lịch về cội nguồn hợp tác giữa 3 tỉnh Yên Bái - Phú Thọ - Lào Cai, tỉnh đã mở rộng hợp tác phát triển du lịch với các thành phố lớn như: Hà Nội, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh, tham gia chương trình hợp tác về phát triển du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng để trao đổi thông tin, xây dựng sản phẩm du lịch, góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp không khói của địa phương ngày một phát triển.

Tại Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 8 vừa qua, cùng với việc tổng kết 10 năm thực hiện nghị quyết 07, các đại biểu đã đóng góp nhiều ý kiến vào dự thảo báo cáo, đề xuất giải pháp, nhiệm vụ để phát triển có hiệu quả kinh tế du lịch của tỉnh. Trong đó, Ban cán sự Đảng UBND tỉnh được giao nhiệm vụ hoàn chỉnh báo cáo tổng kết và khẩn trương hoàn thành xây dựng quy hoạch phát triển du lịch - dịch vụ của tỉnh giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn đến năm 2025 và tham mưu cho Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh ban hành Nghị quyết chuyên đề về đẩy mạnh phát triển du lịch - dịch vụ tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 - 2020 với mục tiêu: "Đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, góp phần thúc đẩy phát triển các ngành dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu lao động, giải quyết việc làm; tạo dựng và nâng cao hình ảnh du lịch Yên Bái, tăng sức thu hút khách trong và ngoài nước".

Đây chính là điều kiện quan trọng giúp ngành công nghiệp không khói của Yên Bái thổi bùng ngọn lửa nhiệt huyết, đam mê trong việc góp phần giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa lịch sử truyền thống bắt đầu chính từ bước chuyển trong nhận thức của tất cả các cấp, các ngành và một bộ phận nhân dân - những chủ thể trực tiếp tham gia làm du lịch ở cơ sở về phát triển du lịch và vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Thanh Hương

Các tin khác
Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh tặng Huân chương Lao động cho các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2016 -2021 tại Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Yên Bái lần thứ X, năm 2020.

Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Đức Duy vừa ký ban hành Văn bản số 2636/UBND-NCPC về việc phát động phong trào thi đua yêu nước, giai đoạn 2021 - 2025. Nội dung như sau:

Với sự triển khai quyết liệt của các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể cùng sự vào cuộc tích cực của người dân trong thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động đã tạo khí thế thi đua sôi nổi trong xây dựng nông thôn mới (NTM). Đến nay, toàn tỉnh có 64 xã đạt chuẩn NTM, bằng 42,7% số xã; bình quân đạt 13,5 tiêu chí/xã, tăng 5,83 tiêu chí so với giai đoạn 2010 - 2015. Dự kiến hết năm 2020, toàn tỉnh có 76 xã đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm 50,7% số xã, vượt hơn 3 lần mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII.

Sáng nay 20/8, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, tỉnh Yên Bái đã tổ chức trọng thể Đại hội Thi đua yêu nước lần thứ X - năm 2020. Sau phát động phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2021 - 2025, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Giàng A Tông đã phát biểu hưởng ứng các nội dung của phong trào thi đua trong 5 năm tới. Báo Yên Bái trân trọng giới thiệu toàn văn nội dung phát động.

Sáng nay 20/8, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, tỉnh Yên Bái đã tổ chức trọng thể Đại hội Thi đua yêu nước lần thứ X - năm 2020. Đồng chí Đỗ Đức Duy - Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh đã phát động phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2021 - 2025. Báo Yên Bái trân trọng đăng toàn văn nội dung phát động.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục