Bảo hiểm xã hội thành phố Yên Bái: Tích cực triển khai phần mềm iBHXH

  • Cập nhật: Thứ năm, 10/9/2015 | 9:20:10 AM

YênBái - YBĐT - Hiện nay, trên địa bàn thành phố Yên Bái có trên 200 đơn vị, doanh nghiệp có thể thực hiện việc giao dịch bằng hồ sơ điện tử thông qua mạng Internet đối với cơ quan bảo hiểm xã hội (BHXH).

Cán bộ BHXH thành phố Yên Bái hướng dẫn đơn vị sử dụng phần mềm iBHXH.
Cán bộ BHXH thành phố Yên Bái hướng dẫn đơn vị sử dụng phần mềm iBHXH.

Thành phố Yên Bái là địa phương có số đối tượng tham gia và thụ hưởng các chế độ chính sách BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) lớn. Đồng thời, đối tượng phục vụ rất lớn và thường xuyên biến động, lượng khách giao dịch tương đối nhiều. Hàng tháng, BHXH thành phố tiếp nhận, giải quyết, trả kết quả tại bộ phận “một cửa” cho hàng trăm lượt tổ chức, cá nhân đến giao dịch với số lượng hồ sơ hành chính về BHXH, BHYT, BHTN phải giải quyết tương đối nhiều. Do đó, việc ứng dụng phần mềm giao dịch hồ sơ điện tử (iBHXH) trong lĩnh vực BHXH là bước tiến quan trọng trong công tác cải cách thủ tục hành chính của đơn vị.

Ông Lê Văn Nghị - Giám đốc BHXH thành phố khẳng định: “Việc triển khai phần mềm iBHXH qua mạng Internet giúp cho cán bộ của ngành rút ngắn được thời gian tiếp nhận, xử lý hồ sơ, thời gian đi lại; kịp thời cập nhật thông tin về chế độ, chính sách, các quy định về hồ sơ, biểu mẫu BHYT. Việc giao dịch điện tử qua mạng Internet sẽ cắt giảm 1/3 số lần và giảm 50% số giờ thực hiện so với trước kia”.

Hiện nay, trên địa bàn thành phố có trên 200 đơn vị, doanh nghiệp có thể thực hiện việc giao dịch bằng hồ sơ điện tử thông qua mạng Internet đối với cơ quan BHXH. Vì thế, để triển khai phần mềm này có hiệu quả đối với các doanh nghiệp, ngay khi có công văn hướng dẫn của BHXH tỉnh, BHXH thành phố đã xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai. 100% cán bộ thu của đơn vị được tập huấn nghiệp vụ. BHXH thành phố phối hợp với Phòng Công nghệ thông tin và các phòng nghiệp vụ khác của BHXH tỉnh, tổ chức tập huấn cho các đơn vị trên địa bàn.

Cùng với đó, BHXH thành phố xây dựng lộ trình cụ thể để tuyên truyền hướng dẫn và cài đặt phần mềm cho các đơn vị khi đăng ký tham gia. Thành lập 4 tổ trực tiếp cài đặt phầm mềm và hướng dẫn sử dụng tại các đơn vị. Sau 3 tháng triển khai thí điểm, đến nay, thành phố có 53 đơn vị, doanh nghiệp tham gia giao dịch bằng hồ sơ điện tử. Đa số các đơn vị tham gia đều thấy được tiện ích của việc giao dịch hồ sơ điện tử và nhiệt tình ủng hộ.

Bà Nguyễn Thị Thu Hiền - Phó phòng Tổ chức - Hành chính, theo dõi chế độ chính sách cho người lao động của Công ty cổ phần Khoáng sản Yên Bái VPG cho biết: “Công ty hiện đang tham gia BHXH, BHYT, BHTN cho trên 100 lao động. Khi được mời tham gia tập huấn triển khai phần mềm iBHXH, chúng tôi đã thấy được tiện ích của nó. Tuy nhiên, do trình độ về công nghệ thông tin còn hạn chế nên bước đầu còn gặp nhiều bỡ gỡ. Đến nay, chúng tôi đã thực hiện quen và rất thích vì thời gian, công sức để làm chế độ cho người lao động được giảm đi 1/2. Hiện nay, BHXH mới chỉ triển khai phần mềm này cho việc báo tăng mới lao động, báo giảm chấm dứt hợp đồng lao động nên công việc vẫn còn nhiều. Tôi mong muốn BHXH ứng dụng phầm mềm này với các công việc khác để việc giao dịch được tiện ích hơn”.

Phần mềm iBHXH giúp các đơn vị, tổ chức, cá nhân lập hồ sơ tham gia BHXH, BHYT, BHTN; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT một cách chính xác, kịp thời; hạn chế tối đa thời gian đi lại nhiều lần, tiết kiệm chi phí in ấn, cập nhật thông tin về chế độ, chính sách, những quy định về hồ sơ, biểu mẫu liên quan khi có thay đổi thông tin đơn vị, cá nhân… Ngoài ra, thông qua phần mềm iBHXH để thông báo kết quả đóng BHXH, BHYT hàng tháng đến đơn vị kịp thời, giúp đơn vị kiểm tra, đối chiếu số liệu một cách chủ động, tiện ích, kịp thời, nhanh gọn.

Mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định trong triển khai phần mềm iBHXH trên địa bàn thành phố nhưng hiện nay việc thực hiện phương thức giao dịch này cũng còn gặp một số khó khăn. Nguyên nhân do nhiều doanh nghiệp có quy mô nhỏ, sử dụng ít lao động, thường không sử dụng hoặc hạn chế về trình độ công nghệ thông tin. Ông Lê Văn Nghị cho biết thêm: “Mặc dù gặp khó khăn nhưng BHXH thành phố coi đây là nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2015 nên sẽ tích cực triển khai. Phấn đấu đến hết năm, có trên 70% số doanh nghiệp tham gia phần mềm iBHXH. Để đạt được mục tiêu này, chúng tôi sẽ tăng cường tuyên truyền; thường xuyên nắm bắt tình hình, đôn đốc hỗ trợ các đơn vị, doanh nghiệp thực hiện”.

Bài, ảnh: Hồng Duyên

Các tin khác
Đội thanh niên tình nguyện thị trấn Mậu A hướng dẫn giúp đỡ người dân giải quyết các thủ tục hành chính tại Bộ phận Phục vụ hành chính công.

Sáng 9/5, Đoàn Thanh niên thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên đã phối hợp với Bộ phận Phục vụ hành chính công thị trấn triển khai mô hình “Ngày thứ 5 tình nguyện” trong giải quyết thủ tục hành chính.

25 dịch vụ công thiết yếu tại Đề án 06 hằng năm đã tiết kiệm cho nhà nước, xã hội gần 3,5 nghìn tỷ đồng. (Ảnh minh họa).

Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương khẩn trương kiện toàn Ban Chỉ đạo chuyển đổi số trước ngày 10/5, bảo đảm hoạt động mạnh mẽ, thực chất, hiệu quả.

Người dân đến làm các thủ tục hành chính tại Bộ phận Phục vụ hành chính công xã Minh Quân, huyện Trấn Yên

Năm 2024, huyện Trấn Yên đề ra 12 mục tiêu phát triển chính quyền số theo Nghị quyết số 51 của Tỉnh ủy.

Theo xếp hạng, Yên Bái đứng thứ 9 về chỉ số SIPAS - mức độ hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của các cơ quan hành chính Nhà nước của các tỉnh, thành năm 2023.

Năm 2023, chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (chỉ số SIPAS) tỉnh Yên Bái đạt 87,73%, đứng thứ 9/63 tỉnh, thành phố (tăng 2 bậc so với năm 2022); Chỉ số Cải cách hành chính (PAR index) đạt 88,86%, đứng thứ 10/63 tỉnh, thành phố trong bảng xếp hạng (tăng 4 bậc so với năm 2022).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục