Bước tiến trong cải cách thủ tục hành chính ở Bảo hiểm xã hội Yên Bái

  • Cập nhật: Thứ sáu, 16/10/2015 | 2:49:38 PM

YênBái - YBĐT - Trong điều kiện khối lượng công việc ngày một nhiều, số người tham gia và thụ hưởng chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) ngày càng đông, trong khi đó số lượng cán bộ công chức viên chức hạn chế…

Thực hiện phần mềm iBHXH, các đơn vị giảm bớt thời gian đến cơ quan BHXH để giao dịch.
Thực hiện phần mềm iBHXH, các đơn vị giảm bớt thời gian đến cơ quan BHXH để giao dịch.

Do vậy, thời gian qua, BHXH tỉnh xác định cải cách thủ tục hành chính, đẩy nhanh ứng dụng công nghệ tin học vào hoạt động chuyên môn là nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết; trong đó việc ứng dụng phần mềm giao dịch hồ sơ điện tử (iBHXH) trong lĩnh vực BHXH được coi là bước tiến quan trọng trong công tác cải cách thủ tục hành chính của ngành.

Theo số liệu thống kê, hiện nay toàn tỉnh có gần 600 doanh nghiệp hiện đang tham gia đóng BHXH, trong đó có trên 80% doanh nghiệp nhỏ, còn lại là doanh nghiệp vừa và hầu hết các doanh nghiệp chỉ có từ 7 - 30 lao động; sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ, việc làm không ổn định.

Vì thế, việc triển khai phần mềm iBHXH đối với các doanh nghiệp trong việc thực hiện thủ tục tham gia BHXH, BHYT, BHTN, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT còn gặp nhiều khó khăn như: về cơ sở hạ tầng để thực hiện giao dịch hồ sơ điện tử qua mạng Internet của nhiều doanh nghiệp còn yếu và thiếu; thiết bị máy móc cũ công suất thấp không đủ điều kiện kết nối mạng Internet; nhận thức của một số chủ doanh nghiệp, cán bộ làm công tác BHXH trình độ công nghệ thông tin còn hạn chế...

Trong khi đó, cán bộ của BHXH tỉnh còn mỏng, nhất là cán bộ BHXH cấp huyện phải thực hiện kiêm nhiệm một người nhiều nhiệm vụ khác nhau nên thiếu tính chuyên nghiệp...

Trước thực tế đó, ngành BHXH xác định đây là một nhiệm vụ quan trọng trong năm 2015 và những năm tiếp theo nên dù còn nhiều khó khăn nhưng BHXH tỉnh quyết tâm phấn đấu đến hết năm 2015, có 70% doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tham gia giao dịch điện tử qua mạng Internet.

Để triển khai thực hiện tốt việc giao dịch hồ sơ đóng BHXH, BHYT qua mạng Internet, lãnh đạo BHXH tỉnh đã tập trung chỉ đạo, đề ra các giải pháp triển khai quyết liệt, đồng bộ: ban hành văn bản chỉ đạo BHXH các huyện báo cáo lãnh đạo UBND huyện về chủ trương cải cách thủ tục hành chính của ngành cũng như chỉ đạo của ngành về triển khai giao dịch hồ sơ điện tử để cấp ủy, chính quyền địa phương kịp thời chỉ đạo các doanh nghiệp đóng trên đại bàn thực hiện; xây dựng kế hoạch các bước thực hiện cụ thể khi triển khai rộng phần mềm iBHXH; ban hành văn bản chỉ đạo các phòng nghiệp vụ, BHXH cấp huyện tổ chức triển khai thực hiện việc giao dịch hồ sơ thu BHXH, BHYT qua mạng Internet;

Cùng với đó, ngành chú trọng, tăng cường tập huấn nghiệp vụ phần mềm cho đội ngũ cán bộ làm nghiệp vụ trong ngành và cán bộ làm công tác BHXH của các đơn vị doanh nghiệp sử dụng thành thạo, sau đó tiến hành cài đặt phần mềm iBHXH; thành lập tổ hỗ trợ và lập danh sách đường dây nóng hỗ trợ phần mềm kê khai BHXH qua mạng Internet.

Đồng thời, cử cán bộ công nghệ thông tin, cán bộ chuyên quản thu đến tận doanh nghiệp hướng dẫn đơn vị thực hiện; lãnh đạo BHXH tỉnh đã ban hành Quyết định số 1178/QĐ-BHXH giao chỉ tiêu số lượng các doanh nghiệp thực hiện giao dịch hồ sơ BHXH, BHYT, BHTN qua mạng Internet năm 2015 cho phòng thu và BHXH các huyện, thị xã, thành phố để các đơn vị chủ động thực hiện.

Đến hết tháng 9 toàn tỉnh đã tổ chức tập huấn cho trên 300 lượt cán bộ làm công tác BHXH ở huyện và doanh nghiệp trong việc thực hiện giao dịch hồ sơ điện tử qua mạng Internet. Hiện nay, đã có 177 doanh nghiệp đăng ký giao dịch được cài đặt phầm mềm iBHXH, trong đó có 123 doanh nghiệp đã chính thức hoạt động và nhập dữ liệu vào phần mềm iBHXH gửi đến cơ quan BHXH.

Triển khai thực hiện tốt phần mềm iBHXH tại các doanh nghiệp không những góp phần thực hiện hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch BHXH Việt Nam giao mà đây còn là bước tiến quan trọng trong công tác cải cách thủ tục hành chính của ngành BHXH trong gian đoạn hiện nay.

 Hồng Duyên

Các tin khác
Đội thanh niên tình nguyện thị trấn Mậu A hướng dẫn giúp đỡ người dân giải quyết các thủ tục hành chính tại Bộ phận Phục vụ hành chính công.

Sáng 9/5, Đoàn Thanh niên thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên đã phối hợp với Bộ phận Phục vụ hành chính công thị trấn triển khai mô hình “Ngày thứ 5 tình nguyện” trong giải quyết thủ tục hành chính.

25 dịch vụ công thiết yếu tại Đề án 06 hằng năm đã tiết kiệm cho nhà nước, xã hội gần 3,5 nghìn tỷ đồng. (Ảnh minh họa).

Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương khẩn trương kiện toàn Ban Chỉ đạo chuyển đổi số trước ngày 10/5, bảo đảm hoạt động mạnh mẽ, thực chất, hiệu quả.

Người dân đến làm các thủ tục hành chính tại Bộ phận Phục vụ hành chính công xã Minh Quân, huyện Trấn Yên

Năm 2024, huyện Trấn Yên đề ra 12 mục tiêu phát triển chính quyền số theo Nghị quyết số 51 của Tỉnh ủy.

Theo xếp hạng, Yên Bái đứng thứ 9 về chỉ số SIPAS - mức độ hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của các cơ quan hành chính Nhà nước của các tỉnh, thành năm 2023.

Năm 2023, chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (chỉ số SIPAS) tỉnh Yên Bái đạt 87,73%, đứng thứ 9/63 tỉnh, thành phố (tăng 2 bậc so với năm 2022); Chỉ số Cải cách hành chính (PAR index) đạt 88,86%, đứng thứ 10/63 tỉnh, thành phố trong bảng xếp hạng (tăng 4 bậc so với năm 2022).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục