Vẫn chiêu trò rỉ rả tuyên truyền chống phá gây hoài nghi, dao động

  • Cập nhật: Thứ hai, 26/6/2023 | 7:30:33 AM

YênBái - Trên trang mạng của Đài RFA (Đài Á Châu Tự do) mới đây vừa đăng bài viết "USCIRF: Đàn áp tôn giáo ở Việt Nam ngày càng tồi tệ” với những lời lẽ xuyên tạc, quy chụp vô căn cứ về chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta.

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Yên Bái Giàng A Tông trao Bằng khen cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước trong đồng bào Công giáo giai đoạn 2017 - 2022. Ảnh: T.L
Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Yên Bái Giàng A Tông trao Bằng khen cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước trong đồng bào Công giáo giai đoạn 2017 - 2022. Ảnh: T.L

Ở phần đầu bài viết có đoạn: "… báo cáo thường niên về Tự do tôn giáo Quốc tế năm 2023, vừa được Ủy ban Tự do Tôn giáo Hoa Kỳ (USCIRF) công bố vào sáng ngày 1/5/2023, giờ miền Đông Hoa Kỳ, nêu rõ, tiếp tục đề nghị Bộ ngoại giao Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào danh sách quốc gia cần quan tâm đặc biệt (CPC) về tự do tôn giáo vì những hành vi đàn áp tôn giáo một cách có hệ thống, liên tục và nghiêm trọng, theo định nghĩa của Đạo luật Tự do tôn giáo Quốc tế (IRFA). 

Tiếp đó, bài viết này viện dẫn ý kiến của Nguyễn Đình Thắng - Giám đốc BPSOS - một tổ chức chuyên vận động cho tự do tôn giáo, khẳng định với RFA: "Các vụ việc đã xảy ra gần đây cho thấy rằng Việt Nam thay vì giảm đi thì đã tăng thêm mức độ và cường độ đàn áp sau khi bị đưa vào danh sách theo dõi đặc biệt của Hoa Kỳ". 

Dù vậy, đọc bài viết này không hề thấy viện dẫn được các chứng cứ cho thấy việc USCIRF đánh giá: "Đàn áp tôn giáo ở Việt Nam ngày càng tồi tệ” mà chỉ nêu một cách chung chung như: "… Báo cáo của USCIRF cũng nêu rõ trong năm 2022, tình trạng tự do tôn giáo ở Việt Nam càng tồi tệ hơn. Chính quyền tăng cường kiểm soát và đàn áp các nhóm tôn giáo độc lập với chính quyền. Điển hình như người Thượng ở Tây Nguyên và người Mông theo đạo Tin lành, các tín đồ theo đạo Cao Đài chơn truyền, Phật giáo Hòa Hảo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất, đạo Dương Văn Mình hay Pháp Luân Công…”. 

Vậy là, cái đuôi cầy cáo của lũ phản động đã ló ra, khi chúng vẫn kiên trì mưu đồ tập trung chống phá vào địa bàn 3 Tây: Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ.

Ngoài những lời lẽ xuyên tạc này, chúng còn quy chụp vô căn cứ: "… chính quyền Việt Nam cũng gia tăng sách nhiễu cộng đồng Công giáo”, rồi viện dẫn minh họa cho luận điệu "Đàn áp tôn giáo ở Việt Nam ngày càng tồi tệ” bằng việc nêu ý kiến của nhân vật "ẩn danh” không có thật; viết không đề tên tác giả; hình ảnh minh họa thì lôi kéo toàn phụ nữ, trẻ em ở một địa phương Tây Nguyên nào đó rồi dàn dựng họ đứng bên trong một ngôi nhà, tay cầm biểu ngữ đòi chính quyền thả người bị bắt.

Việc chúng đưa thông tin mập mờ như vậy không có gì lạ, vì đây là những chiêu thức thường sử dụng của các tổ chức phản động chỉ cần nêu được vấn đề mang tính kích động liên quan đến hoạt động tôn giáo mà thôi, cho dù điều đó là không có căn cứ. 

Sau đó, chúng tuyên truyền trên nhiều kênh một cách thường xuyên, liên tục theo kiểu rỉ rả để từng bước gây sự hoài nghi, dao động trong nhân dân; đồng thời, móc nối, lôi kéo, mua chuộc những phần tử thù địch, phản động trong nước tin theo những chiêu bài như: thành lập "Nhà nước Đề Ga độc lập” ở Tây Nguyên; thành lập "Nhà nước Mông” ở vùng Tây Bắc; lập "Nhà nước Khmer Krom” ở Tây Nam Bộ… để tập hợp lực lượng chống Đảng, Nhà nước ta rồi tạo cớ, can thiệp vào các vấn đề: dân chủ, nhân quyền ở nước ta... 

Vì sao thế lực thù địch lại triệt để dựa vào kích động tôn giáo để chống phá Đảng, Nhà nước ta? Có thể thấy, tập trung vào một số nguyên nhân: Thứ nhất, chúng lợi dụng sự đối lập về thế giới quan của tôn giáo và thế giới quan duy vật biện chứng trong nền tảng tư tưởng của Đảng là cơ sở để tạo dựng mâu thuẫn giữa chế độ xã hội chủ nghĩa với tôn giáo. Thứ hai, lợi dụng đức tin, sự gắn kết cộng đồng tôn giáo để lôi kéo, tập hợp lực lượng chống phá cách mạng nước ta. Thứ ba, chúng triệt để tận dụng những bất cập, sơ hở của các cấp chính quyền trong quản lý, tổ chức thực hiện chính sách tôn giáo để kích động quần chúng gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Thứ tư, chúng dựa vào đặc điểm địa lý; khó khăn về kinh tế, văn hóa, xã hội ở các vùng dân tộc thiểu số, tôn giáo để phát triển tôn giáo, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. 

Tuy nhiên, Đảng, Nhà nước ta từ lâu đã nắm vững âm mưu, thủ đoạn "Diễn biến hòa bình", gây bạo loạn của kẻ địch; do đó, công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của nhân dân đề cao cảnh giác trước các âm mưu, thủ đoạn của kẻ địch được chú trọng; hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo được Đảng, Nhà nước xác định là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân; công cuộc xây dựng đất nước ngày càng đạt nhiều thành tựu lớn; uy tín, vị thế chính trị của Việt Nam trên trường quốc tế được khẳng định mạnh mẽ… 

Do vậy, bài viết xuyên tạc nêu trên, nhất là có sự tham gia ý kiến của những nhân vật như Nguyễn Đình Thắng - kẻ vượt biên đang định cư tại Mỹ luôn chống cộng một cách điên cuồng, hiện là Giám đốc BPSOS - một tổ chức chuyên vận động cho tự do tôn giáo và luôn được sự hậu thuẫn của Ủy ban Tự do tôn giáo Hoa Kỳ (USCIRF) - một tổ chức luôn có những đánh giá thiếu khách quan về hoạt động tôn giáo ở Việt Nam sẽ không dễ lừa gạt công chúng trước thực tế đất nước ta đang được cộng đồng quốc tế đánh giá cao về sự ổn định về chính trị và kinh tế - xã hội đang trên đà phát triển. 

Trở lại với đời sống thực tế xã hội cũng như hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo ở nước ta cho thấy, đi khắp đất nước đều bắt gặp hình ảnh những công trình tín ngưỡng, tôn giáo như nhà thờ, chùa, đền… được xây dựng hoành tráng. 

Đặc biệt, ở các địa phương vùng đồng bằng Bắc Bộ hiện nay như: Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Thái Bình…, bên cạnh hình ảnh nổi bật của nhà thờ Công giáo là lớp lớp biệt thự của giáo dân và rất nhiều làng quê đông đồng bào Công giáo được mệnh danh là "làng tỷ phú”. 

Ở Yên Bái - một tỉnh trong vùng Tây Bắc, nhưng từ khi giành chính quyền về tay nhân dân trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến nay, với sự hiện diện của 3 tôn giáo: Phật giáo, Công giáo, Tin Lành chưa hề có sự bất đồng nào trong hoạt động tôn giáo, hoặc như sự bịa đặt trong bài viết nêu trên rằng: "… chính quyền Việt Nam cũng gia tăng sách nhiễu cộng đồng Công giáo”. Ngược lại, đồng bào Công giáo Yên Bái trong kháng chiến luôn là chỗ dựa tin cậy của cách mạng. 

Điển hình như giáo dân khu Bản Hẻo thuộc thị trấn Nông trường Liên Sơn ngày nay đã trở thành cơ sở có rất nhiều đóng góp cho cách mạng cũng như trong Chiến dịch giải phóng Nghĩa Lộ tháng 10/1952. Hiện nay, đồng bào Công giáo Yên Bái đang ra thi đua công tác, lao động xây dựng quê hương, đặc biệt là chung tay góp sức, tiền của, hiến kế vào công cuộc xây dựng nông thôn mới (XDNTM) với những hoạt động như trong các buổi lễ của giáo dân ở huyện Yên Bình thường được các linh mục tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức về ý nghĩa, lợi ích của công cuộc XDNTM. 

Qua đó, các công trình, phần việc xây dựng hạ tầng NTM hoặc xây dựng các mô hình kinh tế mang lại hiệu quả cao, được giáo dân đồng tình hưởng ứng. Hay như giáo xứ Lạng Bạc, thị trấn Thác Bà, huyện Yên Bình đang triển khai mô hình "Giáo xứ an toàn, sáng, xanh, sạch, đẹp”… 

Ở huyện Văn Yên, bà con Công giáo đang chung sức thi đua hướng đến mục tiêu hoàn thành huyện NTM vào năm 2024. Các làng quê có đông đồng bào Công giáo thay đổi rõ nét với cảnh sắc thanh bình và trù phú. Đâu đâu bà con Công giáo cũng hưởng ứng phong trào hiến đất mở đường, bảo vệ cảnh quan, môi trường nông thôn, xây dựng mô hình nông thôn sáng, xanh, sạch đẹp... 

Các vị chức sắc, chức việc trong đồng bào Công giáo luôn gương mẫu đi đầu trong phong trào XDNTM. Điển hình như ở xã An Thịnh, huyện Văn Yên, linh mục Nguyễn Đình Tuyến, linh mục Lê Phú Quốc thuộc Giáo xứ An Thịnh, giáo xứ Lạc Hồng luôn đồng hành với chính quyền xã tuyên truyền, vận động giáo dân đồng thuận thực hiện hiệu quả Phong trào "Ngày thứ Bảy cùng dân" gắn với Phong trào "Dịch rào, hiến đất, mở rộng, nâng cấp các tuyến đường giao thông”.  Linh mục Nguyễn Công Bình ở Giáo xứ Yên Bình, huyện Yên Bình luôn đề cao tính nêu gương của chức sắc tôn giáo để động viên giáo dân tích cực tham gia XDNTM. 

Ông Trần Văn Hùng - Bí thư Chi bộ, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Quỹ tín dụng xã Hưng Khánh, huyện Trấn Yên và Chủ tịch Hội đồng Giáo xứ Mỹ Hưng vinh dự là 1 trong 24 đại biểu toàn quốc được vinh danh trong Chương trình "Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2022” do Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức nhằm tôn vinh các tập thể, cá nhân điển hình trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh...

Nhiều năm qua, Yên Bái luôn quan tâm đời sống mọi mặt của nhân dân; trong đó, có hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo. Cụ thể, hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở chú trọng thực hiện nghiêm túc Luật Tín ngưỡng, tôn giáo; tổ chức các hoạt động hướng về cơ sở như: lãnh đạo cấp ủy, chính quyền từ các cấp thường xuyên tham gia sinh hoạt chi bộ thôn, bản, tổ dân phố; các địa phương đều tổ chức hoạt động "Ngày cuối tuần cùng dân”; chương trình "Lắng nghe dân nói”; tổ chức hội nghị gặp gỡ các chức sắc tôn giáo; tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết phong trào thi đua yêu nước trong đồng bào Công giáo; Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc và đại lễ của các tôn giáo, lãnh đạo cấp ủy, chính quyền các cấp đến dự và tặng hoa chúc mừng... Những hoạt động này, không chỉ giúp cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức, đoàn thể các cấp lắng nghe được ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của nhân dân mà quan trọng hơn là góp phần xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc để xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh.

■ Ông Trần Tiến Văn - giáo dân giáo xứ Vĩnh Quang ở tổ 6, thị trấn Nông trường Liên Sơn, huyện Văn Chấn: "Thông tin trên mạng xã hội từ nước ngoài thường đánh giá thiếu khách quan về hoạt động tôn giáo ở nước ta. Thực tế, nhìn vào đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào Công giáo hiện nay sẽ thấy rõ sinh hoạt tôn giáo luôn được Nhà nước bảo đảm hoạt động thuận lợi.

■ Ông Giàng A Sánh, thôn Km 17, xã Trạm Tấu, huyện Trạm Tấu:  Chúng tôi vẫn được nghe những chương trình tiếng Mông từ nước ngoài tuyên truyền về các đạo lạ. Tuy nhiên, chúng tôi không tin mà chỉ tin vào Nhà nước vì nhiều năm qua, Nhà nước đã giúp cho đời sống của bà con người Mông ngày càng no ấm.

Hoàng Nhâm

Tags Đài RFA Đài Á Châu Tự do

Các tin khác
Kiên quyết đấu tranh với các âm mưu, thủ đoạn chống phá Đảng, Nhà nước trên không gian mạng.

Những ngày gần đây, mạng xã hội dậy sóng nhiều tin đồn xuyên tạc sự thật, với tần suất lan truyền chóng mặt, gây tác hại đến công chúng tiếp nhận thông tin. Thực chất thì những thông tin xấu độc dạng tin đồn lan truyền trên không gian mạng xã hội không có gì mới, vẫn chỉ là “bình cũ, rượu mới”.

Nhiều hoạt động tại thủ đô Moskva (Liên bang Nga) nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày mất của V.I.Lenin, 21/1/2024.

V.I.Lênin - nhà tư tưởng vĩ đại, nhà lý luận chính trị kiệt xuất, lãnh tụ lỗi lạc của phong trào cộng sản toàn thế giới đã có những đóng góp lớn lao cho sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình, độc lập, tự do cho các dân tộc, vì hạnh phúc của toàn thể nhân loại. Những di sản mà Lênin để lại cho toàn thể nhân loại tiến bộ là vô cùng to lớn trên cả phương diện lý luận và từ chính thực tiễn hoạt động cách mạng của Người.

UBND huyện Lục Yên khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích trong triển khai thực hiện mô hình.

Các trang mạng của lực lượng Công an huyện, công an xã, Trung tâm Truyền thông và Văn hoá huyện Lục Yên và một số trang khác trên địa bàn đã chủ động, kịp thời đăng tải hơn 4.000 bài viết trên mạng xã hội, tiếp cận trên 50 triệu lượt người dùng, thu hút trên 6 triệu lượt tương tác…

Xe tăng Quân giải phóng tiến vào dinh Độc Lập sáng ngày 30.4.1975. (Ảnh tư liệu)

Nước nhà thống nhất, câu chuyện hòa hợp, hòa giải dân tộc sẽ ngắn gọn và ít bi thương hơn nếu những người thua trận hiểu được chân lý và lẽ phải, ít nhất là chấp nhận thời cuộc. Nhưng một bộ phận không nhỏ (phần lớn là ở Mỹ) sau khi di tản đã tập hợp nhau lại, trở thành những hội nhóm để chống phá Nhà nước Việt Nam với mưu đồ "phục quốc”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục