Bảo đảm quyền bình đẳng, cơ hội phát triển của các dân tộc thiểu số

  • Cập nhật: Thứ sáu, 13/11/2020 | 7:47:13 AM

Dự thảo Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII trình Đại hội lần thứ XIII của Đảng, trong phần về chính sách dân tộc khẳng định: “Bảo đảm các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển”.

Từ mục tiêu đó, Đảng ta đề ra nhiệm vụ của công tác dân tộc là: "Huy động, phân bổ, sử dụng, quản lý hiệu quả các nguồn lực để đầu tư phát triển, tạo chuyển biến căn bản về kinh tế, văn hóa, xã hội ở vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số. Chú trọng tính đặc thù của từng vùng dân tộc thiểu số trong hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách dân tộc. Có cơ chế thúc đẩy tính tích cực, ý chí tự lực, tự cường của đồng bào các dân tộc thiểu số phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện giảm nghèo đa chiều, bền vững. Chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, người có uy tín tiêu biểu trong vùng dân tộc thiểu số”.

Trên cơ sở thực trạng quan hệ dân tộc và công tác dân tộc ở nước ta trong thời kỳ đổi mới, việc đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác dân tộc cần được đề cập trong văn kiện của Đảng một số nội dung. Thứ nhất, tập trung giải quyết vấn đề đất đai cho đồng bào các tộc người thiểu số và xây dựng, hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tạo môi trường cho kinh tế hàng hóa phát triển. 

Điều tiết việc sử dụng đất và quy hoạch, gắn chính sách đất đai vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, hoàn thiện việc giao đất, giao rừng, nâng cao ý thức trách nhiệm trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai và tài nguyên rừng, tạo ra cơ hội xóa đói giảm nghèo bền vững trong đồng bào dân tộc thiểu số. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế: hệ thống thủy lợi; phát triển giao thông, năng lượng; xây dựng mạng lưới chợ, cửa hàng, đại lý, trường học, bệnh xá ở nông thôn, khu dân cư mới. 

Tạo môi trường để phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần phù hợp với đặc điểm, điều kiện từng vùng, từng dân tộc/tộc người, bảo đảm cho đồng bào các dân tộc khai thác thế mạnh của địa phương làm giàu cho mình và đóng góp tích cực vào sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 

Thứ hai, xử lý tốt mối quan hệ giữa chính sách phát triển kinh tế với chính sách phát triển văn hóa, vừa cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho đồng bào các tộc người thiểu số. Phải có những giải pháp tích cực trong việc bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa của các tộc người thiểu số; xây dựng và phát huy có hiệu quả các thiết chế văn hóa cơ sở trên cơ sở lồng ghép các hoạt động về chính trị, xã hội... 

Thứ ba, có chính sách và phương thức phù hợp để phát triển mạnh mẽ giáo dục và đào tạo, từng bước nâng cao dân trí, xây dựng đội ngũ trí thức đại diện cho quyền lợi của các tộc người thiểu số. Phát triển giáo dục và đào tạo, một mặt góp phần định hướng phát triển các giá trị cho mỗi cá nhân và tất cả cộng đồng trong quá trình phát triển của tộc người.

Mặt khác, giáo dục và đào tạo luôn luôn là chìa khóa để bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc trong sự nghiệp xây dựng đời sống văn hóa mới. 

Thứ tư, tập trung giải quyết vấn đề an sinh xã hội, tích cực xóa đói giảm nghèo, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân các dân tộc thiểu số phù hợp với điều kiện kinh tế của từng dân tộc, từng địa phương, khu vực. 

Thứ năm, cần quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, phẩm chất đạo đức cho đội ngũ cán bộ, đảng viên của các tổ chức trong hệ thống chính trị các cấp; xây dựng và nâng cao năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số trong hệ thống chính trị. 

Thứ sáu, tiếp tục đầu tư cho nghiên cứu khoa học, đặc biệt là khoa học xã hội và nhân văn như dân tộc học, văn hóa học, tâm lý học, lịch sử, tôn giáo học,... về các tộc người thiểu số để có chính sách phù hợp với từng vùng, từng tộc người. 

Đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận về tộc người và quan hệ tộc người, nghiên cứu tổng kết thực tiễn quá trình thực hiện chính sách dân tộc, nhanh chóng phát hiện những mâu thuẫn nảy sinh do những yếu tố chủ quan gây ra để có những giải pháp khắc phục kịp thời và từng bước hoàn chỉnh chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước. 

Đồng thời dự báo được các xu hướng phát triển của quan hệ dân tộc từng giai đoạn, trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, từ đó có những quyết sách kịp thời và phù hợp nhằm kịp thời giải quyết mối quan hệ dân tộc ở nước ta, bảo vệ chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ và độc lập dân tộc, tạo điều kiện thuận lợi cho các dân tộc anh em trong đại gia đình dân tộc Việt Nam cùng nhau phát triển, phồn vinh.

(Theo Nhân Dân)

Các tin khác
Ông Hoàng Bình Quân thông báo kết quả Đại hội XIII với các đại sứ, đại biện, đại diện tổ chức quốc tế tại Việt Nam

Các văn kiện của Đại hội XIII sẽ được dịch ra 7 thứ tiếng và gửi tới các đại sứ, đại biện, trưởng đại diện các tổ chức quốc tế tại Việt Nam.

Uy tín của Đảng ta đang hội tụ ở Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.

Diễn ra trong bối cảnh đặc biệt, Đại hội XIII đã trở thành điểm hội tụ của lịch sử, thể hiện uy tín của Đảng, tầm nhìn và khát vọng của dân tộc, niềm tin của nhân dân.

Đoàn đại biểu huyện Yên Bình dâng hương, báo công với Bác về những thành tựu mà địa phương đã đạt được trong thời gian qua.

Thiết thực lập thành tích chào mừng thành công Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, huyện Yên Bình đã triển khai thực hiện nhiều hoạt động thiết thực, tăng cường các nội dung tuyên truyền nâng cao hiểu biết, nhận thức và củng cố, bồi đắp niềm tin của nhân dân với Đảng.

200 Ủy viên Trung ương khóa XIII ra mắt Đại hội tại phiên bế mạc ngày 1/2.

Người dân tin cậy, cổ vũ đội ngũ con nòi do Đảng lựa chọn, trông mong họ sẽ là đội ngũ rường cột tự trọng và kiêu hãnh!

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục