Đại Sơn sẵn sàng cho ngày hội lớn

  • Cập nhật: Thứ năm, 10/3/2016 | 2:35:22 PM

YBĐT - Cũng như nhiều địa phương trên địa bàn huyện Văn Yên, những ngày này, xã Đại Sơn đang khẩn trương chuẩn bị cho công tác bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân (ĐBHĐND) các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021 nhằm đảm bảo cuộc bầu cử được tiến hành dân chủ, bình đẳng, đúng pháp luật, an toàn, tiết kiệm và thực sự là ngày hội của nhân dân các dân tộc trong xã.

Hội đồng Bầu cử xã Đại Sơn họp triển khai công tác bầu cử ĐBQH và ĐBHĐND các cấp.
Hội đồng Bầu cử xã Đại Sơn họp triển khai công tác bầu cử ĐBQH và ĐBHĐND các cấp.

Đồng chí Bàn Phúc Minh - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử xã cho biết: “Căn cứ Kế hoạch số 02/KH-UBBC ngày 5/2/1016 của Ủy ban Bầu cử ĐBQH khoá XIV và đại biểu HĐND tỉnh Yên Bái về triển khai công tác bầu cử ĐBQH khoá XIV và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021 - ngày 22/1, Ban Chấp hành Đảng bộ xã đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành mở rộng nhằm quán triệt các văn bản của Đảng và Nhà nước về triển khai cuộc bầu cử và các văn bản của cấp trên về công tác bầu cử.

Sau khi thống nhất, Thường trực HĐND xã và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã quyết định thành lập Ủy ban Bầu cử xã gồm 11 thành viên để thực hiện công tác Bầu cử ĐBQH và HĐND các cấp do đồng chí Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã làm Chủ tịch Hội đồng Bầu cử; đồng thời, thành lập Ban bầu cử cấp xã gồm 9 thành viên là những cán bộ, đảng viên có kinh nghiệm trong công tác bầu cử, có trình độ, nghiệp vụ chuyên môn tốt, được Đảng bộ và nhân dân tín nhiệm.

Với mục đích làm cho cán bộ, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên và nhân dân trong xã nhận thức rõ mục đích, vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của sự kiện chính trị này là tiếp tục xây dựng, củng cố và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

Căn cứ Chỉ thị của Bộ Chính trị và Hướng dẫn của Huyện ủy Văn Yên hướng dẫn công tác tuyên truyền cuộc bầu cử, Đảng ủy xã đã xây dựng kế hoạch tuyên truyền cuộc bầu cử ĐBQH khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp bằng nhiều hình thức như: phát thanh liên tục trên hệ thống truyền thanh xã, lồng ghép trong các cuộc họp của các ban, ngành, đoàn thể xã, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, kẻ vẽ tranh cổ động, khẩu hiệu, pa-nô, áp phích. Qua đó, góp phần động viên mọi tầng lớp nhân dân nêu cao tinh thần làm chủ, ý thức tự giác tham gia bầu cử thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân”.

Cùng với công tác chỉ đạo, xã đã tổ chức Hội nghị triển khai công tác bầu cử, lấy ý kiến nhận xét của cử tri tại các thôn, bản. Sau Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất, 50 đại biểu được đề cử, ứng cử ban đầu được Ủy ban Bầu cử xã nhất trí thông qua. Trong đó, tỷ lệ nữ chiếm 36%, ngoài Đảng chiếm 36%, lực lượng trẻ dưới 35 tuổi chiếm 56%, dân tộc thiểu số chiếm 98%.

Căn cứ trên kết quả hiệp thương lần thứ nhất, xã cũng đã tiến hành phân công các đồng chí thành viên trong Ủy ban Bầu cử xã tổ chức các buổi họp thôn lấy ý kiến nhận xét của cử tri đối với các đồng chí được đề cử, ứng cử tham gia HĐND cấp xã để hoàn tất các quy trình thủ tục tiếp theo. Do đặc thù là xã vùng cao đặc biệt khó khăn, xã có 8 thôn với 3.400 nhân khẩu, 72% là đồng bào dân tộc Dao, dân cư phân bố không tập trung, giao thông đi lại khó khăn, thôn xa nhất đến trung tâm xã tới hơn 20 km, 4/8 thôn chưa có điện…

Với những khó khăn đó, xã cũng đã xây dựng các phương án chuẩn bị tốt các công việc cho cuộc bầu cử, nếu cần thiết có thể huy động cán bộ làm thêm cả ngày nghỉ. Song song với đó, các hoạt động điều hành công tác chung của cấp ủy chính quyền địa phương cũng được chủ động. Có lợi thế là xã được tăng cường một đồng chí Phó Văn phòng Huyện ủy, nên công việc triển khai cũng thuận lợi hơn nhiều. Trước mắt, mọi công việc cho công tác bầu cử diễn ra theo đúng quy trình hướng dẫn của cấp trên, đảm bảo nhân dân và cử tri trong xã tin tưởng vào sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương.

Ông Giàng A Dùng, 73 tuổi, thôn Gốc Sấu đã hơn 10 lần vinh dự được cầm lá phiếu trên tay đi bầu cử. Mong muốn của ông cũng như mong muốn chung của 60 hộ dân trong thôn là các đại biểu trúng cử sẽ tăng cường hơn nữa mối liên hệ với chính quyền địa phương, đặc biệt là nhân dân và cử tri nơi đại biểu ứng cử cũng như cử tri nơi đại biểu cư trú. ĐBQH cũng như đại biểu HĐND các cấp cần phát huy hết trách nhiệm, truyền đạt được nguyện vọng của người dân trong thôn để Đảng, Nhà nước hoạch định những chính sách mới, giúp người dân nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo.

Đại diện cho gần 300 đoàn viên thanh niên (ĐVTN), mong muốn của anh Lý Tòn San, thôn Làng Vầu cũng như những ĐVTN khác là các đại biểu trúng cử đợt này sẽ đại diện cho tiếng nói của nhân dân, của thế hệ trẻ để Đảng, Nhà nước có những cơ chế chính sách phù hợp cho ĐVTN được vay vốn ưu đãi phát triển kinh tế, lập thân lập nghiệp trên chính mảnh đất quê hương mình, bởi như hiện nay hầu hết thanh niên trong xã đều phải đi làm ăn xa.

Còn điều mà ông Lý Kim Thanh, 70 tuổi cùng thôn Làng Vầu trăn trở là phải nghiên cứu rõ về tiểu sử của các ứng cử viên bởi mong muốn của ông cũng như những cán bộ hưu trí trong thôn là những người trúng cử sẽ đại diện cho tiếng nói của nhân dân, giải quyết những khó khăn, vướng mắc của nhân dân trong cuộc sống cũng như đảm bảo hài hòa các lợi ích, nhất là các vấn đề an sinh xã hội, chế độ tiền lương, lương hưu.

Với ông Lý Phúc Thọ, 50 tuổi ở thôn Làng Bang Thượng, khó khăn nhất xã, cách trung tâm xã hơn 20 km thì mong muốn của ông cũng như 20 hộ dân trong thôn là các đại biểu trúng cử sẽ đại diện cho tiếng nói của nhân dân giải quyết tình trạng khó khăn cho nhân dân trong thôn, đặc biệt là vấn đề cơ sở hạ tầng, bởi đường vào làng chủ yếu là đường mòn, không có điện, không có sóng điện thoại.

Để cuộc bầu cử ĐBQH, ĐBHĐND các cấp được diễn ra dân chủ, đúng luật, an toàn, tiết kiệm và thực sự là ngày hội của toàn dân, Đại Sơn đã tập trung chuẩn bị tốt các điều kiện về cơ sở vật chất, xây dựng cụ thể kế hoạch chi tiết theo hướng dẫn của cấp trên. Công tác tiếp nhận, xem xét hồ sơ người ứng cử đang được hoàn tất để Hội nghị hiệp thương lần thứ 2 và Hội nghị hiệp thương lần thứ ba được diễn ra theo đúng quy trình, đảm bảo khách quan, minh bạch, công tâm.

Thanh Tân

Các tin khác
HĐND xã Nghĩa Lợi khóa XXI đã tổ chức thành công Kỳ họp thứ Nhất, nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 trên địa bàn thị xã thành công tốt đẹp thể hiện niềm tin, kỳ vọng của cử tri Nghĩa Lộ đối với các đại biểu mà họ đã lựa chọn.

Quang cảnh Hội nghị

Chiều 18/6, Huyện ủy Trấn Yên tổ chức Hội nghị tổng kết công tác bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.

Nữ cử tri trên địa bàn tỉnh nêu cao tinh thần trách nhiệm thực hiện quyền và nghĩa vụ bầu cử trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.

Nhiệm kỳ 2021-2026, Yên Bái có 3 nữ trong số 6 đại biểu Quốc hội khóa XV, đạt 50%; 19 nữ trong tổng số 56 đại biểu HĐND tỉnh, đạt 33,93%; 102 nữ trong tổng số 298 đại biểu HĐND huyện, đạt 34,23%; 1.256 nữ trong tổng số 3.639 đi biểu HĐND xã, chiếm 34,51%.

Các đại biểu Quàng Thị Nguyệt, Hà Ánh Phượng, Triệu Thị Huyền (từ trái qua phải) trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XV

Trong danh sách 499 đại biểu Quốc hội khóa XV có 8 đại biểu thế hệ 9X trúng cử. Yên Bái có đại biểu Triệu Thị Huyền - Viên chức Trung tâm hoạt động thanh thiếu nhi tỉnh Yên Bái.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục