Thế nào là bầu cử dân chủ, đúng pháp luật?

  • Cập nhật: Thứ sáu, 16/4/2021 | 9:15:21 AM

Một cuộc bầu cử được coi là bầu cử dân chủ và đúng pháp luật phải đảm bảo các yếu tố nào?

Theo cuốn Hỏi – đáp về bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV và Đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 do Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật ấn hành thì một cuộc bầu cử được coi là bầu cử dân chủ và đúng pháp luật phải đảm bảo các yếu tố:

- Việc bầu cử phải tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.

- Bảo đảm các quyền bầu cử, ứng cử, vận động bầu cử. Quy định cụ thể những trường hợp bị tước quyền bầu cử, ứng cử; những trường hợp không được thực hiện quyền bầu cử, ứng cử và những trường hợp không tham gia bầu cử.  

- Quy định rõ quy trình, thủ tục giới thiệu người ứng cử, hiệp thương, bầu cử lại, bầu cử thêm, bầu cử bổ sung để đảm bảo lựa chọn được những người tiêu biểu, xứng đáng làm đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND.

- Bảo đảm quyền của cử tri nơi người ứng cử công tác (hoặc làm việc), cư trú được nhận xét, bày tỏ ý kiến của mình về sự tín nhiệm đối với người ứng cử.

- Quy định rõ tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong công tác bầu cử.

- Việc giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo về bầu cử phải được thực hiện nghiêm túc, nhanh chóng; các vi phạm về bầu cử phải được xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.

Nguyên tắc bỏ phiếu kín bảo đảm cho cử tri tự do lựa chọn người mình tín nhiệm mà không bị tác động bởi những điều kiện và yếu tố bên ngoài. Theo đó, cử tri bầu ai, không bầu ai đều được bảo đảm bí mật. Cử tri viết phiếu bầu trong khu vực riêng, không ai được xem, kể cả thành viên Tổ bầu cử; không ai được biết và can thiệp vào việc viết phiếu bầu của cử tri. Cử tri tự mình bỏ phiếu vào hòm phiếu.

(Theo Kinhtedothi)

Các tin khác
HĐND xã Nghĩa Lợi khóa XXI đã tổ chức thành công Kỳ họp thứ Nhất, nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 trên địa bàn thị xã thành công tốt đẹp thể hiện niềm tin, kỳ vọng của cử tri Nghĩa Lộ đối với các đại biểu mà họ đã lựa chọn.

Quang cảnh Hội nghị

Chiều 18/6, Huyện ủy Trấn Yên tổ chức Hội nghị tổng kết công tác bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.

Nữ cử tri trên địa bàn tỉnh nêu cao tinh thần trách nhiệm thực hiện quyền và nghĩa vụ bầu cử trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.

Nhiệm kỳ 2021-2026, Yên Bái có 3 nữ trong số 6 đại biểu Quốc hội khóa XV, đạt 50%; 19 nữ trong tổng số 56 đại biểu HĐND tỉnh, đạt 33,93%; 102 nữ trong tổng số 298 đại biểu HĐND huyện, đạt 34,23%; 1.256 nữ trong tổng số 3.639 đi biểu HĐND xã, chiếm 34,51%.

Các đại biểu Quàng Thị Nguyệt, Hà Ánh Phượng, Triệu Thị Huyền (từ trái qua phải) trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XV

Trong danh sách 499 đại biểu Quốc hội khóa XV có 8 đại biểu thế hệ 9X trúng cử. Yên Bái có đại biểu Triệu Thị Huyền - Viên chức Trung tâm hoạt động thanh thiếu nhi tỉnh Yên Bái.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục