Đã 19 ngày, Việt Nam không ghi nhận ca mắc COVID-19 ở cộng đồng

  • Cập nhật: Thứ hai, 21/9/2020 | 7:53:16 AM

Bản tin của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch sáng ngày 21/9 cho biết không có ca mắc mới COVID-19.

Toàn cảnh phòng chống COVID-19 ngày 19/9: An toàn trên chuyến bay thương mại đầu tiên sau dịch ra sao?

Số ca mắc ở Việt Nam:

- Tính đến 6h ngày 21/9: Việt Nam có tổng cộng 691 ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó số lượng ca mắc mới tính từ ngày 25/7 đến nay: 551 ca.

- Tính từ 18h ngày 20/9 đến 6h ngày 21/9: 0 ca mắc mới, trong đó có 0 ca nhập cảnh được cách ly ngay.

Như vậy, đến sáng nay Việt Nam đã bước vào ngày thứ 19 không ghi nhận ca bệnh ngoài cộng đồng. Hiện nay, cơ bản các ổ dịch đã được kiểm soát, tuy nhiên tại các đô thị lớn, mật độ dân cư cao, nguy cơ lây nhiễm còn hiện hữu nếu như vẫn còn tình trạng chủ quan, lơ là của người dân đối với việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch như không đeo khẩu trang khi ra ngoài, tụ tập ăn uống, vui chơi đông người…

Các địa phương có ca nhiễm COVID-19 cũng đã cơ bản trở lại trạng thái bình thường.

Tại TP. Hồ Chí Minh đã 52 ngày không ghi nhận ca mắc mới COVID-19 tại cộng đồng.

Tại TP Hà Nội cũng đã qua 33 ngày không ghi nhận ca mắc mới COVID-19 tại cộng đồng

Tại Hải Dương là 22 ngày không ghi nhận ca mắc mới COVID-19 tại cộng đồng. Hiện Hải Dương chỉ còn điều trị 3 bệnh nhân COVID-19, các bệnh nhân này đều có kết quả xét nghiệm âm tính 2-3 lần với virus SARS-CoV-2. Đến nay, tất cả các vùng cách ly y tế tại cộng đồng trên địa bàn tỉnh đã được gỡ bỏ. Hải Dương chỉ còn 2 điểm phải thực hiện cách ly tại Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình và Bệnh viện Đa khoa tỉnh do liên quan đến bệnh nhân 1045.

Số người cách ly: Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 24.626, trong đó:

- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 385

- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 15.294

- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 8.947

Tình hình điều trị: Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19: đến thời điểm này, nước ta đã chữa khỏi cho 942 bệnh nhân COVID-19/1.068 ca mắc.

Tính đến thời điểm này trong số các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị tại các cơ sở y tế, số ca âm tính lần 1 với SARS-CoV-2: 14 ca; Số ca âm tính lần 2 với SARS-CoV-2: 3 ca, số ca âm tính lần 3 là 22 ca.

Báo cáo của Tiểu ban Điều trị cũng cho biết, trong số các bệnh nhân đang điều trị hiện có trường hợp bệnh nhân 793 (BN793) đang điều trị ở BV Bệnh nhiệt đới TW cơ sở 2 hiện là người duy nhất có tình trạng nặng, tiến triển sức khoẻ ổn định. Hiện bệnh nhân đang thở oxy, đã chuyển âm tính ít nhất 1 lần với SARS-CoV-2.

BN793- người đàn ông 58 tuổi quê Bắc Giang - đã được kết thúc ECMO (tim phổi nhân tạo) từ ngày 4/9, rút ống nội khí quản ngày 5/9. Đây là một trong các bệnh nhân có diễn biến nặng, nguy kịch điều trị tại Bệnh viện này, giai đoạn 2. Đến 7/9, bệnh nhân thở oxy kính mũi, huyết động ổn định. Bệnh nhân đã có thể tự ăn đường miệng được. Đây là ca bệnh COVID-19 nguy kịch thứ 2 phải dùng ECMO (tại BV Bệnh nhiệt đới TW (sau bệnh nhân 19) và thở máy xâm nhập được điều trị thành công.

Đến thời điểm này số ca tử vong ở nước ta là 35 ca. Đa phần các trường hợp tử vong ở nước ta đều là người cao tuổi, trên nền bệnh lý nặng như suy thận mạn giai đoạn cuối, ung thư máu giai đoạn cuối không đáp ứng hoá chất, hội chứng mạch vành, suy hô hấp cấp, thoái hoá đa khớp, tăng huyết áp, suy thượng thận mạn, đái tháo đường tuyp 2, nhiễm trùng huyết, viêm phổi, suy kiệt, suy đa tạng.

(Theo VTV)

Các tin khác
Phun hóa chất diệt muỗi để phòng chống sốt xuất huyết tại Hà Nội.

Các chuyên gia nhận định rằng sốt xuất huyết không còn là bệnh phát triển theo chu kỳ mà năm nào cũng có số ca mắc cao do biến đổi khí hậu, môi trường và đặc điểm dân cư.

Giọt máu khô giúp người bệnh có thể phát hiện sớm một số loại bệnh ung thư.

Các nhà khoa học Trung Quốc vừa phát minh ra một công cụ xét nghiệm chỉ với chưa đầy 0,05 mm máu khô có thể giúp chẩn đoán ba trong số những bệnh ung thư nguy hiểm nhất đối với con người.

Nhân viên y tế kiểm tra một con rái cá chết ở bãi biển Chepeconde, Peru xem có phải do cúm gia cầm hay không

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 24-4 kêu gọi tăng cường các mạng lưới phát hiện toàn cầu đối với vi rút cúm gia cầm H5N1, hiện đã lây nhiễm ở một số lượng lớn các loài động vật.

Cán bộ Trạm Y tế xã Đại Đồng, huyện Yên Bình kiểm tra sức khỏe cho bệnh nhân tại nhà.

UBND tỉnh Yên Bái vừa có Kế hoạch số 92 về xây dựng xã, phường đạt Tiêu chí quốc gia về y tế trên địa bàn tỉnh năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục