Thông báo mới của WHO về việc tiêm mũi vaccine COVID-19 tăng cường

  • Cập nhật: Thứ tư, 19/1/2022 | 3:07:50 PM

WHO cho biết không có bằng chứng cho thấy trẻ em và thanh thiếu niên khoẻ mạnh cần mũi tiêm vaccine COVID-19 tăng cường.

WHO cho biết không có bằng chứng cho thấy trẻ em và thanh thiếu niên khoẻ mạnh cần mũi tiêm vaccine COVID-19 tăng cường.
WHO cho biết không có bằng chứng cho thấy trẻ em và thanh thiếu niên khoẻ mạnh cần mũi tiêm vaccine COVID-19 tăng cường.

Trưởng bộ phận khoa học của Tổ chức Y tế Thế giới Soumya Swaminathan cho biết hiện tại không có bằng chứng nào cho thấy trẻ em và thanh thiếu niên khỏe mạnh cần phải tiêm liều tăng cường của vaccine COVID-19, CNA đưa tin.

Phát biểu tại một cuộc họp báo, bà nói rằng mặc dù có vẻ như khả năng miễn dịch của vaccine sẽ suy giảm theo thời gian, nhưng cần phải thực hiện thêm nhiều nghiên cứu để xác định ai là người cần tiêm liều vaccine tăng cường.

"Hiện tại không có bằng chứng nào cho thấy trẻ em khỏe mạnh hoặc thanh thiếu niên khỏe mạnh cần phải tiêm vaccine tăng cường. Không có bằng chứng nào cả”, bà nói.

Israel đã bắt đầu triển khai tiêm mũi tăng cường cho trẻ em dưới 12 tuổi và Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ đã cho phép sử dụng vaccine Pfizer và BioNTech như mũi tăng cường chống lại COVID-19 cho trẻ em từ 12 đến 15 tuổi.

Tuần trước, Đức trở thành quốc gia mới nhất khuyến nghị tất cả trẻ em từ 12 đến 17 tuổi nên tiêm mũi vaccine COVID-19 tăng cường.

Bà Swaminathan cho biết nhóm chuyên gia hàng đầu của WHO sẽ họp vào cuối tuần này để xem xét câu hỏi cụ thể về cách các quốc gia nên cân nhắc việc triển khai tiêm mũi vaccine COVID-19 tăng cường cho người dân của họ.

"Mục đích là bảo vệ những người dễ bị tổn thương nhất và những người có nguy cơ mắc bệnh nặng và tử vong cao nhất. Đó là những người cao tuổi, những người bị suy giảm miễn dịch với các tình trạng tiềm ẩn và nhân viên y tế", bà nói.

(Theo LĐO)

Các tin khác
Phun hóa chất diệt muỗi để phòng chống sốt xuất huyết tại Hà Nội.

Các chuyên gia nhận định rằng sốt xuất huyết không còn là bệnh phát triển theo chu kỳ mà năm nào cũng có số ca mắc cao do biến đổi khí hậu, môi trường và đặc điểm dân cư.

Giọt máu khô giúp người bệnh có thể phát hiện sớm một số loại bệnh ung thư.

Các nhà khoa học Trung Quốc vừa phát minh ra một công cụ xét nghiệm chỉ với chưa đầy 0,05 mm máu khô có thể giúp chẩn đoán ba trong số những bệnh ung thư nguy hiểm nhất đối với con người.

Nhân viên y tế kiểm tra một con rái cá chết ở bãi biển Chepeconde, Peru xem có phải do cúm gia cầm hay không

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 24-4 kêu gọi tăng cường các mạng lưới phát hiện toàn cầu đối với vi rút cúm gia cầm H5N1, hiện đã lây nhiễm ở một số lượng lớn các loài động vật.

Cán bộ Trạm Y tế xã Đại Đồng, huyện Yên Bình kiểm tra sức khỏe cho bệnh nhân tại nhà.

UBND tỉnh Yên Bái vừa có Kế hoạch số 92 về xây dựng xã, phường đạt Tiêu chí quốc gia về y tế trên địa bàn tỉnh năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục