Yên Bái: Lấy ra khỏi người bệnh gần 100 viên sỏi đường mật trong và ngoài gan

  • Cập nhật: Chủ nhật, 12/3/2023 | 1:58:19 PM

YênBái - Vừa qua, Khoa Ngoại, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái đã điều trị thành công cho trường hợp bệnh nhân nữ G.A.X, dân tộc Mông mắc sỏi ống mật gặp biến chứng thấm mật phúc mạc với gần 100 viên sỏi đường mật trong và ngoài gan đã được lấy ra khỏi người bệnh.

Gần 100 viên sỏi đường mật trong và ngoài gan đã được lấy ra khỏi người bệnh.
Gần 100 viên sỏi đường mật trong và ngoài gan đã được lấy ra khỏi người bệnh.

Do điều kiện kinh tế khó khăn, người bệnh đã chịu đựng cơn đau trong thời gian dài, khi có các triệu chứng vàng da, sốt cao, rét run mới đi khám bệnh. 

Ngay khi tiếp đón người bệnh, bác sĩ đã chỉ định các cận lâm sàng và đưa ra chẩn đoán bệnh nhân bị thấm mật phúc mạc do sỏi trong và ngoài gan - một biến chứng nặng của sỏi đường mật và chỉ định phẫu thuật cấp cứu mở ống mật chủ lấy sỏi và nội soi ống mềm lấy sỏi trong gan. 

Gần 100 viên sỏi đường mật trong và ngoài gan đã được lấy ra khỏi người bệnh, viên kích thước lớn nhất đạt gần 3cm, số lượng sỏi nhiều gây giãn và chật kín đường mật. Sau phẫu thuật, bệnh nhân được chăm sóc tích cực, sức khỏe dần ổn định và ra viện sau 9 ngày điều trị.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh hiện đã triển khai được nhiều kỹ thuật cao, mang lại những lợi ích của phẫu thuật, can thiệp ít xâm lấn, giúp người bệnh giảm đau, hồi phục nhanh và rút ngắn thời gian nằm viện. Các phẫu thuật điều trị bệnh lý sỏi đường mật được thực hiện thường quy với nhiều bước đột phá về kỹ thuật trong vài năm qua như: phẫu thuật nội soi lấy sỏi ống mật chủ, cắt túi mật, tán sỏi đường mật trong gan với ống soi mềm... 

Trần Minh

Tags Yên Bái Bệnh viện Đa khoa tỉnh người bệnh sỏi đường mật gan

Các tin khác
Phun hóa chất diệt muỗi để phòng chống sốt xuất huyết tại Hà Nội.

Các chuyên gia nhận định rằng sốt xuất huyết không còn là bệnh phát triển theo chu kỳ mà năm nào cũng có số ca mắc cao do biến đổi khí hậu, môi trường và đặc điểm dân cư.

Giọt máu khô giúp người bệnh có thể phát hiện sớm một số loại bệnh ung thư.

Các nhà khoa học Trung Quốc vừa phát minh ra một công cụ xét nghiệm chỉ với chưa đầy 0,05 mm máu khô có thể giúp chẩn đoán ba trong số những bệnh ung thư nguy hiểm nhất đối với con người.

Nhân viên y tế kiểm tra một con rái cá chết ở bãi biển Chepeconde, Peru xem có phải do cúm gia cầm hay không

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 24-4 kêu gọi tăng cường các mạng lưới phát hiện toàn cầu đối với vi rút cúm gia cầm H5N1, hiện đã lây nhiễm ở một số lượng lớn các loài động vật.

Cán bộ Trạm Y tế xã Đại Đồng, huyện Yên Bình kiểm tra sức khỏe cho bệnh nhân tại nhà.

UBND tỉnh Yên Bái vừa có Kế hoạch số 92 về xây dựng xã, phường đạt Tiêu chí quốc gia về y tế trên địa bàn tỉnh năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục