Sốt xuất huyết tăng đột biến, Peru phải ban bố tình trạng khẩn cấp

  • Cập nhật: Thứ năm, 29/2/2024 | 2:42:33 PM

Chỉ trong 2 tháng qua, số ca mắc sốt xuất huyết tại Peru đã tăng từ 24.000 lên 31.300, trong đó có 32 người tử vong.

Nhiều yếu tố cộng hưởng đang khiến tình hình dịch sốt xuất huyết tại Peru khó kiểm soát.
Nhiều yếu tố cộng hưởng đang khiến tình hình dịch sốt xuất huyết tại Peru khó kiểm soát.

Chính phủ Peru đã phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp về y tế ở hầu hết các tỉnh của nước này do số ca sốt xuất huyết ngày càng tăng cao. Bộ trưởng Y tế Cesar Vasquez cho biết 20 trong số 24 khu vực trên cả nước đã được đặt ở tình trạng khẩn cấp. Nhiều địa phương trong số đó gần với thủ đô Lima. Ông Cesar Vasquez nhấn mạnh, đây là một vấn đề nghiêm trọng và nó đang vượt quá tầm kiểm soát.

Thủ tướng Peru Alberto Otarola chia sẻ: "Để giải quyết bệnh sốt xuất huyết và bệnh sởi, tôi phải thông báo rằng, 20 khu vực trên cả nước sẽ được tuyên bố trong tình trạng khẩn cấp về sức khỏe trong 90 ngày do vấn đề sốt xuất huyết".

Hầu hết các trường hợp được phát hiện cho đến nay ở Peru đều xảy ra ở phía Bắc đất nước, nơi các bệnh viện đã quá tải. Tình trạng khẩn cấp về y tế sẽ cho phép chính phủ quốc gia chuyển tiền nhanh hơn đến các khu vực bị ảnh hưởng và cũng có thể đưa bác sĩ và y tá tới những vùng này. 

Tổ chức Y tế Thế giới cho biết sốt xuất huyết ở Peru có liên quan đến đợt nắng nóng và mưa lớn liên tiếp khiến quần thể muỗi phát triển, đặc biệt là ở phía Bắc. Những yếu tố này đã cho phép muỗi Aedes aegypti, loài vật gây bệnh sốt xuất huyết, sinh sản với số lượng lớn, để lại ấu trùng ở bất cứ nơi nào dù chỉ có vài mm nước sạch đọng lại.

Một báo cáo của Quỹ Rockefeller lưu ý rằng muỗi Aedes có thể sinh sản nhiều hơn nhờ nhiệt độ tăng, khiến virus sốt xuất huyết phát triển nhanh hơn. Bên cạnh đó, sự thiếu thốn nước sinh hoạt, người dân phải lưu trữ nước tại nhà trong các thùng chứa không kín khiến muỗi sinh sản ở những nơi này, khiến dịch bệnh ngày một tăng cao.

Năm ngoái, bệnh sốt xuất huyết đã gây ra sự gián đoạn đáng kể trong hệ thống chăm sóc sức khỏe, với hàng nghìn người phải điều trị tại các đơn vị chăm sóc đặc biệt ở quốc gia này.

(Theo Phụ nữ Việt Nam)

Các tin khác
Bác sĩ phẫu thuật lấy các sợi chỉ bị nhiễm khuẩn cho bệnh nhân.

PGS.TS.BS Phạm Hiếu Liêm, Trưởng Đơn vị Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Da Liễu TP Hồ Chí Minh cho biết, căng da bằng chỉ là phương pháp làm đẹp không phẫu thuật được nhiều người lựa chọn, tuy nhiên biến chứng căng chỉ gây ra nhiễm khuẩn là vô cùng tai hại.

Ngày 16/5, Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) của Mỹ đã phê duyệt nhanh thuốc Tarlatamab của công ty dược phẩm Amgen, một liệu pháp miễn dịch điều trị cho những người trưởng thành mắc ung thư phổi tế bào nhỏ ở giai đoạn cuối dù bệnh nhân đã thực hiện hóa trị trước đó.

Người dân tiêm vaccine tại Trung tâm tiêm chủng VNVC.

Ngày 15/5, Bộ Y tế ký quyết định cấp phép, gia hạn giấy đăng ký lưu hành cho 40 loại vaccine, sinh phẩm; trong đó có 3 loại vaccine mới là vaccine phòng bệnh sốt xuất huyết, phòng bệnh zona thần kinh và vaccine phòng 23 tuýp phế cầu thế hệ mới.

Bé Sùng Anh Dũng, 5 tháng tuổi ở thôn Khe Ron, xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên trước và sau khi phẫu thuật.

Vừa qua, 32 trẻ em tỉnh Yên Bái đã tham gia khám và phẫu thuật nụ cười miễn phí tại Bệnh viện E Hà Nội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục