Vì sao Việt Nam không còn sử dụng vaccine Covid-19 của AstraZeneca?

  • Cập nhật: Thứ tư, 8/5/2024 | 2:09:50 PM

Số vaccine Covid-19 của AstraZeneca được cấp phép lưu hành trước đó đã hết hạn sử dụng và sau đó, loại vaccine này không được tiếp tục nhập khẩu vào Việt Nam.

Vaccine Covid-19 của AstraZeneca đã không còn ở Việt Nam
Vaccine Covid-19 của AstraZeneca đã không còn ở Việt Nam

Ngày 8/5, liên quan tới thông tin hãng dược phẩm AstraZeneca đang tiến hành thu hồi vaccine phòng Covid-19 của hãng này trên toàn thế giới, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cho biết, hiện nay, Việt Nam đã không còn sử dụng loại vaccine này. Số vaccine Covid-19 của AstraZeneca được cấp phép lưu hành trước đó đã hết hạn sử dụng và sau đó, loại vaccine này không tiếp tục nhập khẩu vào Việt Nam. 

Hiện nay, ở Việt Nam vẫn còn một số loại vaccine phòng Covid-19 của hãng khác còn hạn sử dụng được lưu trữ để sử dụng trong phòng chống dịch Covid-19.

Trong khi đó, đại diện Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, vaccine Covid-19 của AstraZeneca là vaccine phòng Covid-19 do AstraZeneca phối hợp với Đại học Oxford (Anh) nghiên cứu, phát triển. Đây cũng là loại vaccine đầu tiên được phê duyệt nhập khẩu có điều kiện vào Việt Nam từ tháng 2/2021. 

Tại thời điểm được cấp phép tại Việt Nam, vaccine Covid-19 của AstraZeneca đã được cấp phép sử dụng khẩn cấp tại 181 quốc gia, vùng lãnh thổ. Đồng thời, đây cũng là loại vaccine được Tổ chức Y tế thế giới đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp.

Tại Việt Nam, trong thời gian diễn ra dịch Covid-19, ngoài 30 triệu liều vaccine Covid-19 đã đặt mua của AstraZeneca, sau đó Việt Nam tiếp nhận rải rác loại vaccine này qua các chương trình tài trợ và được sử dụng rộng rãi trong phòng chống dịch Covid-19. Đến nay, Việt Nam đã triển khai an toàn 74,3 triệu mũi tiêm trên toàn quốc cho đối tượng từ 18 tuổi trở lên và các mũi vaccine Covid-19 của AstraZeneca tiêm cuối cùng ở Việt Nam là trước tháng 7/2023.

Theo thông tin từ AstraZeneca, từ ngày 7/5, loại vaccine Covid-19 của hãng này không còn được sử dụng trong Liên minh châu Âu, sau khi hãng dược phẩm này tự nguyện rút "giấy phép kinh doanh" tại khu vực này. Hiện nay, AstraZeneca đang thực hiện quy trình xin rút giấy phép vaccine Covid-19 tại các khu vực, quốc gia còn lại trên toàn thế giới. 

Hãng AstraZeneca cũng cho biết, việc thu hồi vaccine này là vì lý do thương mại và hiện đã có nhiều dòng vaccine khác hữu hiệu hơn, có khả năng phòng chống nhiều biến chủng SARS-CoV-2 mới nên nhu cầu của thị trường với vaccine của AstraZeneca đã không còn. Trong khi đó, mới đây, vaccine phòng Covid-19 của AstraZeneca đã bị cáo buộc gây ra tác dụng hiếm gặp có khả năng dẫn đến đông máu.

(Theo SGGP)

Các tin khác
Bác sĩ phẫu thuật lấy các sợi chỉ bị nhiễm khuẩn cho bệnh nhân.

PGS.TS.BS Phạm Hiếu Liêm, Trưởng Đơn vị Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Da Liễu TP Hồ Chí Minh cho biết, căng da bằng chỉ là phương pháp làm đẹp không phẫu thuật được nhiều người lựa chọn, tuy nhiên biến chứng căng chỉ gây ra nhiễm khuẩn là vô cùng tai hại.

Ngày 16/5, Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) của Mỹ đã phê duyệt nhanh thuốc Tarlatamab của công ty dược phẩm Amgen, một liệu pháp miễn dịch điều trị cho những người trưởng thành mắc ung thư phổi tế bào nhỏ ở giai đoạn cuối dù bệnh nhân đã thực hiện hóa trị trước đó.

Người dân tiêm vaccine tại Trung tâm tiêm chủng VNVC.

Ngày 15/5, Bộ Y tế ký quyết định cấp phép, gia hạn giấy đăng ký lưu hành cho 40 loại vaccine, sinh phẩm; trong đó có 3 loại vaccine mới là vaccine phòng bệnh sốt xuất huyết, phòng bệnh zona thần kinh và vaccine phòng 23 tuýp phế cầu thế hệ mới.

Bé Sùng Anh Dũng, 5 tháng tuổi ở thôn Khe Ron, xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên trước và sau khi phẫu thuật.

Vừa qua, 32 trẻ em tỉnh Yên Bái đã tham gia khám và phẫu thuật nụ cười miễn phí tại Bệnh viện E Hà Nội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục