Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Nậm Lành: Nơi học sinh vùng cao vững bước

  • Cập nhật: Thứ tư, 2/12/2020 | 7:54:08 AM

YênBái - Thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, những năm qua, Trường Phổ thông Dân tộc bán trú (PTDTBT) Tiểu học Nậm Lành, huyện Văn Chấn luôn quan tâm triển khai các giải pháp dạy kiến thức với kỹ năng sống.

Việc giới thiệu các nét văn hóa đặc sắc trên trang phục giúp các em học sinh hứng thú, học tập hiệu quả hơn.
Việc giới thiệu các nét văn hóa đặc sắc trên trang phục giúp các em học sinh hứng thú, học tập hiệu quả hơn.

Việc tổ chức, tôn tạo cảnh quan môi trường sư phạm và đổi mới phương pháp dạy học đã tạo hứng thú cho các em học sinh, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.  

Nhà trường có trên 99% học sinh là người dân tộc thiểu số. Đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn, nhiều thôn bản ở xa trung tâm, giao thông đi lại chưa thuận tiện, ảnh hưởng không nhỏ tới sự học của các em học sinh. 

Để huy động 100% trẻ trong độ tuổi đến lớp, nhà trường đã tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương cùng với các ban, ngành đoàn thể làm tốt công tác tuyên truyền, vận động các bậc phụ huynh quan tâm tới việc học của con em mình. 

Thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, nhà trường đã thực hiện nghiêm túc chương trình giáo dục theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 

Hàng năm, nhà trường đã chủ động xây dựng kế hoạch giáo dục; định hướng phát triển năng lực học sinh theo hướng tăng cường các hoạt động thực hành, trải nghiệm, kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; giáo viên quan tâm giáo dục đạo đức, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. 

Cô giáo Ngô Thị Thùy Dương cho biết: "Để khắc phục tình trạng rụt rè, ngại giao tiếp và nói ngọng ở các em học sinh người dân tộc thiểu số, chúng tôi luôn quan tâm, gần gũi. Trong mỗi tiết dạy, chúng tôi luôn sử dụng những hình ảnh, những vật dụng gần gũi nhất để giúp các em dễ hiểu bài hơn. Nhờ đó, các em học sinh tiến bộ rất nhanh, tự tin, mạnh dạn trong các hoạt động trên lớp cũng như ngoài giờ”.

Thực hiện việc đổi mới phương pháp, hình thức dạy học, nhà trường đã triển khai tới toàn thể giáo viên dạy học đảm bảo phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, dạy học theo hướng phát triển năng lực của người học; tổ chức các hình thức dạy học trên lớp sao cho tự nhiên, thể hiện rõ hoạt động của giáo viên và học sinh trên lớp, nhằm đạt trình độ chuẩn kiến thức bộ môn; kết hợp học tập với vui chơi để giờ dạy trên lớp thực sự nhẹ nhàng và hiệu quả, nhằm giúp các em phát triển toàn diện và tạo điều kiện để học sinh hoàn thành bài trên lớp. 

Nhà trường còn đổi mới hình thức sinh hoạt chuyên môn 2 lần/tháng, trong các năm học tổ chức 1 chuyên đề cấp trường và 2 cấp tổ để bồi dưỡng, nâng cao tay nghề cho giáo viên.

Để thu hút học sinh đến lớp, nhà trường còn luôn quan tâm tới việc tổ chức các hoạt động tập thể, giáo dục ngoài giờ lên lớp. Xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, lành mạnh, an toàn, chú trọng hoạt động trải nghiệm, sáng tạo. 

Đặc biệt, đối với hơn 320 học sinh bán trú, nhà trường đã tổ chức nuôi dưỡng khoa học, hướng dẫn học sinh thực hiện tốt nội quy ở bán trú; giáo dục cho học sinh biết tự chăm sóc bản thân, biết cách giao tiếp, gần gũi yêu thương bạn bè, biết giúp đỡ nhau trong cuộc sống… 

Em Triệu Đức Bảo - học sinh lớp 4B chia sẻ: "Chúng em được các thầy cô chăm lo rất chu đáo. Ngoài giờ học, chúng em còn được tham gia câu lạc bộ, chơi trò chơi dân gian, trồng rau, vệ sinh trường, lớp học. Chúng em rất yên tâm và sẽ cố gắng học tốt để không phụ công lao chăm sóc của các thầy, các cô”.

Với việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, tích cực huy động học sinh đến trường, những năm gần đây, tỷ lệ huy động học sinh trong độ tuổi ra lớp của Trường PTDTBT Tiểu học Nậm Lành đạt 100%. 

Năm học 2019 – 2020, kết quả 100% số học sinh hoàn thành chương trình tiểu học,  19% học sinh được khen thưởng cấp trường, 100% học sinh dân tộc thiểu số được tăng cường tiếng Việt, tỷ lệ chuyên cần luôn đạt 98% trở lên; 12 giáo viên dạy giỏi cấp trường và cấp huyện, có 2 chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, nhà trường đạt danh hiệu tập thể lao động tiên tiến. 

Thầy giáo Trần Thanh Sơn - Hiệu trưởng nhà trường cho biết: "Phát huy kết quả đạt được, chúng tôi đang tích cực triển khai thực hiện những nhóm giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Trọng tâm là nhóm giải pháp về đội ngũ cán bộ giáo viên, nhóm giải pháp về nâng cao chất lượng chuyên môn, giải pháp về giáo dục kỹ năng sống. Nhà trường cũng xác định đối tượng học sinh chủ yếu là con em đồng bào dân tộc thiểu số nên đã có các giải pháp phù hợp để giảng dạy giúp các em chủ động, tích cực phát huy năng lực bản thân, tự giác trong học tập”. 

Tuy vẫn còn những khó khăn nhất định nhưng với những giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục, những năm gần đây, Trường PTDTBT Tiểu học Nậm Lành luôn là điểm sáng trong công tác giáo dục ở vùng cao Văn Chấn. Phát huy kết quả đạt được, năm học này, nhà trường nỗ lực phấn đấu tỷ lệ chuyên cần đạt 100%; trên 96% học sinh hoàn thành chương trình lớp học; trên 13% số học sinh hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ học tập và rèn luyện...

Ngọc Lan - Trần Van

Tags Nậm Lành Văn Chấn Dân tộc bán trú kỹ năng sống vệ sinh trường

Các tin khác
Các em học sinh đạt giải nhất trong từng phần thi.

Ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) huyện Trấn Yên vừa tổ chức “Giao lưu trí tuệ tuổi thơ dành cho học sinh tiểu học” năm học 2023-2024 với sự tham gia của 4 cụm, 162 học sinh khối lớp 4, lớp 5 đại diện cho học sinh 24 trường tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn huyện.

Niềm vui của thí sinh sau khi hoàn thành Kỳ thi tuyển sinh THPT tỉnh Yên Bái năm học 2023 - 2024.

Chỉ còn hơn 1 tháng nữa, Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2024-2025 sẽ diễn ra. Dự kiến toàn tỉnh có trên 9.000 học sinh khối lớp 9 tham dự kỳ thi. Để hiểu rõ hơn về điểm mới cũng như công tác chuẩn bị cho Kỳ thi, phóng viên (P.V) Báo Yên Bái đã phỏng vấn bà Tô Thị Ánh - Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT).

Ngành GD&ĐT huyện Văn Chấn kịp thời khen thưởng học sinh có thành tích xuất sắc.

Văn Chấn là huyện vùng cao, đời sống kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn. Những năm qua, huyện đã luôn quan tâm chú trọng, chỉ đạo các đơn vị trường học đổi mới toàn diện giáo dục, đặc biệt là đổi mới công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu. Nhờ đó, chất lượng giáo dục mũi nhọn của huyện Văn Chấn ngày càng được nâng lên với những bước tiến đáng kể.

Từ ngày 24/4, thí sinh học lớp 12 năm học 2023-2024 có thể đăng ký dự thi thử tốt nghiệp THPT trực tuyến. Ảnh minh họa

Từ ngày 24-28/4, học sinh được đăng ký thi thử tốt nghiệp THPT trên hệ thống của Bộ GD&ĐT. Học sinh lưu ý khoảng thời gian này để tập dượt đăng ký dự thi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục