Một số chính sách hỗ trợ phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2021- 2025

  • Cập nhật: Thứ năm, 7/1/2021 | 7:55:35 AM

YênBái - Tại Kỳ họp thứ 20, HĐND tỉnh Yên Bái khóa XVIII đã thông qua Nghị quyết ban hành một số chính sách hỗ trợ phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2021- 2025. Chính sách có hiệu lực từ ngày 1/1/2021.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Đối với học sinh và trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông có học sinh bán trú

Quy định khoảng cách và địa bàn xác định học sinh không thể đi đến trường và trở về nhà trong ngày
Trường hợp nhà ở xa trường thực hiện theo quy định tại Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 của Chính phủ.

Trường hợp địa hình cách trở, giao thông đi lại khó khăn: phải qua sông, suối không có cầu; qua đèo, núi cao; qua vùng sạt lở đất, đá, cụ thể như sau:

Đối với học sinh TH&THCS: bản thân học sinh và bố, mẹ hoặc người giám hộ có hộ khẩu thường trú tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn (ĐBKK) đang học tại các trường TH, THCS hoặc trường phổ thông có nhiều cấp học thuộc các xã khu vực III, thôn ĐBKK: khoảng cách quãng đường đi từ nhà đến trường từ 2 km trở lên đối với học sinh cấp TH, từ 4 km trở lên đối với học sinh cấp THCS; học tại các trường thuộc khu vực II: khoảng cách quãng đường đi từ nhà đến trường từ 3 km trở lên đối với học sinh cấp TH, từ 5 km trở lên đối với học sinh cấp THCS.

Đối với học sinh THPT là người dân tộc thiểu số: bản thân học sinh và bố, mẹ hoặc người giám hộ có hộ khẩu thường trú tại các xã, thôn ĐBKK đang học tại các trường THPT hoặc trường phổ thông có nhiều cấp học thuộc các xã khu vực III, thôn ĐBKK: khoảng cách quãng đường đi từ nhà đến trường từ 6 km trở lên; học tại các trường thuộc khu vực II: khoảng cách quãng đường đi từ nhà đến trường từ 7 km trở lên; học tại các trường thuộc khu vực I: khoảng cách quãng đường đi từ nhà đến trường từ 8 km trở lên.

Đối với học sinh THPT người dân tộc Kinh là nhân khẩu trong gia đình thuộc hộ nghèo: bản thân học sinh và bố, mẹ hoặc người giám hộ có hộ khẩu thường trú tại các xã, thôn ĐBKK đang học tại các trường THPT hoặc trường phổ thông có nhiều cấp học thuộc các xã khu vực III, thôn ĐBKK: khoảng cách quãng đường đi từ nhà đến trường từ 6 km trở lên; học tại các trường thuộc khu vực II: khoảng cách quãng đường đi từ nhà đến trường từ 7 km trở lên; học tại các trường thuộc khu vực I: khoảng cách quãng đường đi từ nhà đến trường từ 8 km trở lên.

Hỗ trợ kinh phí phục vụ việc nấu ăn cho học sinh bán trú

Ngoài số kinh phí được Trung ương hỗ trợ để phục vụ việc nấu ăn cho học sinh bán trú theo quy định tại Nghị định số 116/2016/NĐ-CP của Chính phủ, đối với những trường vượt quá 150 học sinh bán trú/ trường, hỗ trợ kinh phí từ ngân sách tỉnh như sau: Đối với trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông có tổ chức nấu ăn tập trung cho học sinh là đối tượng hưởng chính sách theo quy định tại Nghị định số 116/2016/NĐ-CP được hỗ trợ kinh phí phục vụ việc nấu ăn cho học sinh theo định mức khoán kinh phí bằng 3.350.000 đồng/1tháng/50 học sinh; mỗi trường được bố trí tối đa không quá 15 lần định mức/1 tháng và được hưởng không quá 9 tháng/năm.

Hỗ trợ kinh phí quản lý học sinh bán trú

Đối với các trường phổ thông có tổ chức nấu ăn tập trung cho học sinh là đối tượng hưởng chính sách theo quy định tại Nghị định số 116/2016/NĐ-CP (nhưng không phải là trường phổ thông dân tộc bán trú) được hỗ trợ kinh phí quản lý học sinh bán trú theo định mức khoán kinh phí bằng 2.235.000 đồng/1 tháng/50 học sinh bán trú; mỗi trường được bố trí tối đa không quá 2 lần định mức/1 tháng và được hưởng không quá 9 tháng/năm học.

Hỗ trợ ăn trưa đối với học sinh trường phổ thông dân tộc bán trú

Đối với học sinh trường phổ thông dân tộc bán trú học 2 buổi/ngày chưa đủ điều kiện hưởng chính sách theo Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 của Chính phủ được hỗ trợ tiền ăn trưa bằng 150.000 đồng/1 học sinh/1 tháng và được hưởng không quá 9 tháng/năm học.

Chính sách đối với chuyên gia, giáo sư, phó giáo sư tham gia bồi dưỡng đội tuyển tham dự các kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia, khu vực và quốc tế

Đối với chuyên gia, giáo sư, phó giáo sư bồi dưỡng học sinh dự thi học sinh giỏi cấp quốc gia được hưởng 3.000.000 đồng/buổi (một buổi giảng được tính bằng 4 tiết học) và chi phí ăn, ở đi lại theo quy định hiện hành. Thời gian bồi dưỡng tối đa 30 buổi/môn/năm học.

Đối với chuyên gia, giáo sư, phó giáo sư bồi dưỡng học sinh thi chọn đội tuyển thi học sinh giỏi cấp khu vực, quốc tế được hưởng 5.000.000 đồng/buổi (một buổi giảng được tính bằng 4 tiết học) và chi phí ăn, ở đi lại theo quy định hiện hành. Thời gian bồi dưỡng tối đa 60 buổi/môn/năm học.

Hỗ trợ kinh phí bồi dưỡng cho giáo viên đạt chứng chỉ tiếng Anh quốc tế

Hỗ trợ kinh phí bồi dưỡng cho giáo viên Tiếng Anh, giáo viên dạy các môn khoa học tự nhiên của Trường THPT chuyên Nguyễn Tất Thành; giáo viên Tiếng Anh các trường THPT, các trường cao đẳng, Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh, Trường THCS Quang Trung và Trường Tiểu học Nguyễn Trãi - thành phố Yên Bái đạt chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế trong thời hạn IELTS 6.5: 20.000.000 đồng/01 chứng chỉ, IELTS 7.0: 25.000.000 đồng/01 chứng chỉ, IELTS 7.5: 30.000.000 đồng/01 chứng chỉ, IELTS 8.0: 40.000.000 đồng/01 chứng chỉ (hoặc chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế tương đương). Mỗi giáo viên chỉ được hỗ trợ một lần đối với từng mức điểm.

(Theo Cổng TTĐT tỉnh)

Tags Yên Bái chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục và đào tạo

Các tin khác
Các em học sinh đạt giải nhất trong từng phần thi.

Ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) huyện Trấn Yên vừa tổ chức “Giao lưu trí tuệ tuổi thơ dành cho học sinh tiểu học” năm học 2023-2024 với sự tham gia của 4 cụm, 162 học sinh khối lớp 4, lớp 5 đại diện cho học sinh 24 trường tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn huyện.

Niềm vui của thí sinh sau khi hoàn thành Kỳ thi tuyển sinh THPT tỉnh Yên Bái năm học 2023 - 2024.

Chỉ còn hơn 1 tháng nữa, Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2024-2025 sẽ diễn ra. Dự kiến toàn tỉnh có trên 9.000 học sinh khối lớp 9 tham dự kỳ thi. Để hiểu rõ hơn về điểm mới cũng như công tác chuẩn bị cho Kỳ thi, phóng viên (P.V) Báo Yên Bái đã phỏng vấn bà Tô Thị Ánh - Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT).

Ngành GD&ĐT huyện Văn Chấn kịp thời khen thưởng học sinh có thành tích xuất sắc.

Văn Chấn là huyện vùng cao, đời sống kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn. Những năm qua, huyện đã luôn quan tâm chú trọng, chỉ đạo các đơn vị trường học đổi mới toàn diện giáo dục, đặc biệt là đổi mới công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu. Nhờ đó, chất lượng giáo dục mũi nhọn của huyện Văn Chấn ngày càng được nâng lên với những bước tiến đáng kể.

Từ ngày 24/4, thí sinh học lớp 12 năm học 2023-2024 có thể đăng ký dự thi thử tốt nghiệp THPT trực tuyến. Ảnh minh họa

Từ ngày 24-28/4, học sinh được đăng ký thi thử tốt nghiệp THPT trên hệ thống của Bộ GD&ĐT. Học sinh lưu ý khoảng thời gian này để tập dượt đăng ký dự thi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục