Tổ chức trọng thể lễ tang nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn

  • Cập nhật: Thứ năm, 6/11/2014 | 7:49:45 AM

Lễ viếng đồng chí Nguyễn Công Tạn được tổ chức từ 7h -11h, ngày 8/11. Lễ an táng vào hồi 16h cùng ngày tại Nghĩa trang Công viên Vĩnh Hằng, Hà Nội.

Nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Công Tạn.
Nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Công Tạn.

Vào hồi 16h10, ngày 1/1, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Công Tạn đã từ trần tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, hưởng thọ 80 tuổi.

Đồng chí Nguyễn Công Tạn, sinh ngày 6/2/1935, quê quán xã Thái Sơn, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Thường trú tại Nhà số 6, Lô 4D, đường Trung Yên 10A, Khu đô thị mới Trung Yên, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. Nguyên: Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VI, khóa VII và khóa VIII; Đại biểu Quốc hội khóa VIII và khóa X; Phó Thủ tướng Chính phủ, Ủy viên Ban cán sự đảng Chính phủ khóa X; Bộ trưởng, Bí thư Ban cán sự đảng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Phó Bí thư Thành ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội; Huân chương Độc lập hạng nhất, Huân chương Lao động hạng nhất, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng nhì, Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ, Huân chương Lao động hạng hai của nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào, Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng và nhiều phần thưởng cao quý khác.

Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng, đồng chí đã có nhiều đóng góp đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Để tỏ lòng thương tiếc và ghi nhận những công lao cống hiến của đồng chí Nguyễn Công Tạn, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định tổ chức Lễ tang đồng chí Nguyễn Công Tạn với nghi thức Lễ tang cấp nhà nước.

Ban Bí thư Trung ương Đảng đã quyết định Ban Lễ tang Nhà nước gồm 19 đồng chí; đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng ban. Linh cữu đồng chí Nguyễn Công Tạn quàn tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội.

Lễ viếng đồng chí Nguyễn Công Tạn được tổ chức từ 7h -11h, ngày 8/11/2014; Lễ truy điệu và đưa tang hồi 11h, ngày 8/11/2014; Lễ an táng vào hồi 16h cùng ngày tại nghĩa trang Công viên Vĩnh Hằng, Ba Vì, Hà Nội.

Tóm tắt tiểu sử đồng chí Nguyễn Công Tạn, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ:

Đồng chí Nguyễn Công Tạn, sinh ngày 6/2/1935. Quê quán xã Thái Sơn, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Thường trú tại Nhà số 6, Lô 4D, đường Trung Yên 10A, Khu đô thị mới Trung Yên, phường Yên Hoà, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.

Đồng chí tham gia công tác từ năm 1958, vào Đảng tháng 2/1960.

Từ năm 1958 - 1960: Sau khi tốt nghiệp Đại học tại Trung Quốc, đồng chí về công tác tại Vụ Trồng trọt Bộ Nông lâm.

Từ năm 1960 - 1964: Đồng chí là cán bộ giảng dạy, Trưởng bộ môn Học viện Nông lâm, Bí thư chi bộ, Phó Bí thư Liên chi ủy; được bầu Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam (năm 1961).

Từ năm 1964 - 1966 : Đồng chí học sau đại học tại Trung Quốc, làm Trưởng đoàn lưu học sinh Việt Nam, Bí thư chi bộ.

Từ năm 1966 - 1970: Đồng chí làm Trưởng đoàn chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp tại tỉnh Hòa Bình; Phó Bí thư Đảng ủy, Phó trưởng Ty Nông nghiệp Hòa Bình.

Từ năm 1971: Đồng chí là Phó Giám đốc rồi Giám đốc, Phó Bí thư Đảng uỷ Khu kinh tế Thanh niên Vĩnh Phú.

Từ năm 1977: Đồng chí làm Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cây trồng, Bộ Nông nghiệp, Phó Bí thư Đảng uỷ Tổng cục.

Từ năm 1978 - 1983: Đồng chí là Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp.

Từ tháng 6/1983: Đồng chí là Ủy viên Thường vụ Thành ủy khóa IX, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội; tháng 10/1986, đồng chí được bầu làm Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội khóa X.

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (tháng 12/1986), đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, giữ chức Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm.

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (tháng 6/1991), đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, giữ chức Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, Bí thư Ban cán sự Đảng Bộ; từ tháng 10/1995, đồng chí giữ chức Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bí thư Ban cán sự đảng Bộ.

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (tháng 6/1996), đồng chí tiếp tục được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Tháng 9/1997: Tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa X, đồng chí được bầu làm Phó Thủ tướng Chính phủ.

Đồng chí là Đại biểu Quốc hội khóa VIII và khóa X.

Từ tháng 2/2004, đồng chí được nghỉ hưu theo chế độ.

Với công lao đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, đồng chí đã được tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng nhất, Huân chương Lao động hạng nhất, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng nhì, Giải thưởng Nhà nước về Khoa học và Công nghệ, Huân chương Lao động hạng hai của nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào, Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng và nhiều huân, huy chương cao quý khác.

(Theo VOV)

Các tin khác

Ngày mai (2/5), Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV để xem xét nội dung về công tác nhân sự.

Đồng chí Nguyễn Chương Phát - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh trao hỗ trợ nhà “Mái ấm công đoàn” cho đoàn viên Trần Thị Lan Anh, CĐCS Trung tâm Y tế huyện Yên Bình.

Ngày 28/7/1947, Đại hội lần thứ nhất Liên hiệp Công đoàn tỉnh được tổ chức, đồng chí Nguyễn Tiến Lãng được bầu làm Chánh Thư ký Liên hiệp Công đoàn tỉnh. Sự ra đời của Liên hiệp Công đoàn Yên Bái có ý nghĩa to lớn đánh dấu bước ngoặt lịch sử đối với phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), thể hiện sự lớn mạnh của phong trào công nhân Yên Bái. Khi có tổ chức công đoàn, đội ngũ công nhân tỉnh Yên Bái đã tham gia các phong trào hiệu quả hơn, vì có một tổ chức đứng ra tập hợp, lãnh đạo, chỉ đạo có quy mô, có nội dung, phương thức cụ thể, rõ ràng.

Quang cảnh Lễ thượng cờ Thống nhất non sông

Bến Hải-Hiền Lương đã khắc ghi vào lịch sử dân tộc và tiềm thức nhân loại là biểu tượng sáng ngời của niềm tin và khát vọng hòa bình, thống nhất non sông; là ý chí, sức mạnh của dân tộc Việt Nam.

Thanh niên miền Bắc, trong đó có thanh niên Yên Bái hưởng ứng Phong trào “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”. (Ảnh: T.L)

Chiến thắng 30 tháng 4 năm 1975 là một trong những mốc son chói lọi nhất trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Quân và dân ta đã đánh thắng kẻ thù lớn, kết thúc oanh liệt cuộc chiến đấu 30 năm giành độc lập tự do, thống nhất cho Tổ quốc. Trong cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc, nhân dân Yên Bái tự hào vì đã đóng góp được 29 vạn tấn lương thực, 15 vạn tấn thực phẩm; tiễn đưa gần 25.000 thanh niên lên đường nhập ngũ, trong đó có 4 tiểu đoàn mang tên Yên Ninh tham gia chiến đấu trên khắp các chiến trường miền Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục