Người làm báo Việt Nam học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

  • Cập nhật: Thứ bảy, 8/3/2008 | 12:00:00 AM

Ðó là chủ đề cuộc hội thảo toàn quốc do Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức tại Hà Nội ngày 7-3. Ðến dự có gần 300 đại biểu đại diện Hội Nhà báo các tỉnh, thành phố, các Liên chi hội và chi hội Nhà báo trong cả nước.

Phát biểu ý kiến khai mạc hội thảo, ông Ðinh Thế Huynh, Ủy viên T.Ư Ðảng, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam đã điểm lại kết quả hơn một năm thực hiện Chỉ thị 06/CT/T.Ư ngày 7-11-2006 của Bộ Chính trị (khóa X) về tổ chức Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" trong giới báo chí cả nước.

Các cấp Hội Nhà báo Việt Nam đã thực hiện nghiêm túc, sáng tạo chỉ đạo của T.Ư Hội bằng nhiều hình thức: Xây dựng kế hoạch triển khai cuộc vận động từ năm 2007 đến 2011, có sơ kết, tổng kết, khen thưởng; tổ chức hội thảo, tổ chức thi kể chuyện về Bác Hồ, phối hợp các ngành tổ chức giải báo chí viết về người tốt, việc tốt; xây dựng chuyên mục về đề tài này trên báo, sóng phát thanh, truyền hình...

Ban chỉ đạo T.Ư Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" sẽ phát động đợt sáng tác, biểu diễn và quảng bá tác phẩm văn học-nghệ thuật và báo chí về đề tài Học tập và làm theo tấm gương của Bác Hồ. Hưởng ứng và nghiêm túc thực hiện chủ trương nói trên, Ban Thường vụ Hội Nhà báo Việt Nam phát động và kêu gọi mọi hội viên Hội Nhà báo Việt Nam ở mọi cấp Hội tích cực tham gia sáng tạo các tác phẩm báo chí về đề tài vô cùng quan trọng nói trên. Thường vụ Hội đã chuẩn bị và sẽ công bố kế hoạch về đợt sáng tác.

Báo cáo đề dẫn tại Hội thảo, ông Tạ Ngọc Tấn, Ủy viên T.Ư Ðảng, Ủy viên Thường vụ - Chủ tịch Hội đồng nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam đã gợi ý một số vấn đề mà Hội thảo cần tập trung thảo luận.

Một là, người làm báo cần học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh bởi vì đó là một yêu cầu khách quan, thiết thực đối với tất cả cán bộ, đảng viên nói chung cũng như với những người làm báo Việt Nam nói riêng.

Hai là, người làm báo Việt Nam học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để trở thành người cán bộ cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư, lao động, phấn đấu vì sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa mà Ðảng, Bác Hồ và dân tộc đã lựa chọn?

Ba là, người làm báo Việt Nam học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh một cách thật thiết thực và hiệu quả.

Phát biểu ý kiến chỉ đạo Hội thảo, ông Tô Huy Rứa, Bí thư T.Ư Ðảng, Trưởng ban Tuyên giáo T.Ư khẳng định, sau một năm triển khai, cuộc vận động đã đạt được những kết quả bước đầu quan trọng. Cán bộ, đảng viên trong hệ thống chính trị cũng như các tầng lớp nhân dân đã nhận thức đầy đủ, sâu sắc về giá trị to lớn của di sản đạo đức Hồ Chí Minh; ý nghĩa, tầm quan trọng của việc học tập, làm theo tấm gương đạo đức của Người đối với công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Ðảng; rèn luyện, giữ vững phẩm chất đạo đức của người cán bộ, đảng viên, công dân; xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội. Nhiều cơ quan, đơn vị, địa phương đã gắn việc "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" với việc thực hiện nghị quyết đại hội đảng các cấp; đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của từng tháng, từng quý, từng năm, của cả nhiệm kỳ Ðại hội X.

Ðánh giá vai trò của báo chí trong việc thực hiện cuộc vận động quan trọng này, ông Tô Huy Rứa nhận xét: Thực tiễn hơn một năm qua cho thấy, được sự lãnh đạo, quan tâm thường xuyên của Ðảng, các cơ quan báo chí, cả T.Ư và địa phương đã ý thức sâu sắc trách nhiệm chính trị của mình, tích cực, sáng tạo tuyên truyền, cổ vũ cuộc vận động, mở và duy trì thường xuyên các chuyên mục, chuyên trang; gắn tuyên truyền thực hiện cuộc vận động với các phong trào thi đua, các nhiệm vụ chính trị khác; kịp thời phát hiện, đánh giá, nêu bài học kinh nghiệm trong tổ chức, thực hiện; mở diễn đàn, phản ánh tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân. Sự nhập cuộc một cách tích cực, chủ động, thường xuyên của báo chí cả nước đã góp phần làm cho những yêu cầu, nội dung của cuộc vận động thấm sâu vào mọi cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân.

Nhắc lại sự quan tâm đặc biệt, sâu sắc của Bác Hồ đối với báo chí và nhà báo, ông Tô Huy Rứa nhấn mạnh, Người đặc biệt coi trọng đạo đức người làm báo, nhiều lần nhấn mạnh những phẩm chất đạo đức cơ bản, cốt lõi mà người làm báo cách mạng phải có, phải luôn rèn luyện, nâng cao: đó là lòng yêu nước, yêu nhân dân, trung thành với Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, với sự nghiệp cách mạng do Ðảng ta lãnh đạo; là gắn bó máu thịt với nhân dân, vì nhân dân, do nhân dân; là lòng trung thực, tôn trọng sự thật, tôn trọng chân, thiện, mỹ; là lối sống lành mạnh, trong sáng, gương mẫu, "cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư"; tôn trọng pháp luật, sống và làm việc theo pháp luật, làm tròn nghĩa vụ công dân, nghĩa vụ "công bộc của dân"; là tôn trọng, đoàn kết, hợp tác, giúp đỡ đồng nghiệp, cùng nhau tiến bộ, cùng nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; thường xuyên học tập, nâng cao trình độ chính trị, văn hoá, nghiệp vụ, khiêm tốn cầu tiến bộ; là giữ gìn, kế thừa, phát huy bản sắc, tinh hoa văn hóa dân tộc Việt Nam đồng thời tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại.

Ông Tô Huy Rứa mong rằng sau hội thảo này, Hội Nhà báo Việt Nam tiếp tục chỉ đạo các cấp hội tuyên truyền, cổ vũ cán bộ, hội viên đẩy mạnh việc học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh gắn với thực hiện các quy định về đạo đức nghề nghiệp nhà báo. Các cấp hội cần xây dựng được tiêu chí đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên, hội viên trong cơ quan, đơn vị mình, đặc biệt là xây dựng cho được chương trình hành động cho cả nhiệm kỳ và cho từng năm.

Chương trình hành động của các tổ chức hội phải cụ thể, thiết thực, rõ ràng, ngắn gọn, gần gũi với mọi người. Phải kết hợp, lồng ghép việc thực hiện cuộc vận động với các nhiệm vụ chính trị khác, tạo nên sự nhuần nhuyễn, gắn kết, liên thông; phải tìm được mặt mạnh để phát huy, nhận ra mặt yếu kém để khắc phục, sửa chữa.

Phải làm cho mỗi cán bộ, hội viên hiểu rằng, tham gia cuộc vận động, trước hết là dịp để nhận thức đầy đủ, sâu sắc tư tưởng đạo đức, tấm gương đạo đức sáng ngời của Bác Hồ; trau dồi bản lĩnh chính trị, năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp; phát huy ưu điểm, thành tích, khắc phục hạn chế, thiếu sót, nhất là những hạn chế, thiếu sót, khuyết điểm liên quan tư cách, đạo đức, phẩm chất người làm báo; xây dựng mỗi tổ chức hội, mỗi cơ quan báo chí ngày càng trong sạch, vững mạnh.

Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền: tập trung phát hiện, cổ vũ, nêu gương những tập thể, cá nhân thuộc tổ chức Hội; các cơ quan báo chí và nhà báo; các tập thể, cá nhân điển hình trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội, trên mọi miền đất nước có thành tích xuất sắc trong thực hiện Cuộc vận động, nhân rộng thành các mô hình, điển hình.

Ông cũng mong các cấp Hội Nhà báo, các cơ quan báo chí và toàn thể hội viên, phóng viên nhận thức rõ hơn một điều quan trọng và cơ bản sau đây: Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" diễn ra trong thời gian dài, không phải đích cuối là năm 2011. Nói cách khác, đây là cuộc vận động của nhiều năm, bền bỉ qua nhiều thế hệ.

Vì lẽ đó, công tác thông tin, tuyên truyền về Cuộc vận động của giới báo chí cần được duy trì một cách thường xuyên, liên tục, sáng tạo; cần bám kế hoạch của Ban Chỉ đạo T.Ư để xây dựng kế hoạch thực hiện cho từng năm, cho cả một chặng đường dài; coi trọng công tác kiểm tra, đôn đốc, bổ cứu giải pháp; nghiêm túc đánh giá chất lượng, hiệu quả, đúc rút ra và vận dụng bài học tốt cho chặng đường tiếp theo.

Gần 130 tham luận gửi về hội thảo, trong đó 20 tham luận đã được trình bày đã tập trung làm rõ nhận thức của người làm báo về Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"; về những nội dung học tập và làm theo (như rèn luyện để trở thành người cán bộ, cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư; nâng cao nhận thức chính trị; ý thức đúng đắn về nghề nghiệp và trách nhiệm của người làm báo cách mạng; tôn trọng, bảo vệ nhân dân, hết lòng phục vụ nhân dân; rèn luyện tính chiến đấu, thái độ trung thực, tấm lòng trong sáng, chân thành; nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ...) và đặc biệt là hiệu quả của việc học tập trong thực tế.

(Theo NDĐT)

Các tin khác
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì và phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương lần thứ chín, khóa XIII.

Sáng 16/5, tại Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Trung ương cho ý kiến về công tác nhân sự và xem xét, kỷ luật cán bộ.

Đại tướng Lương Cường giữ chức vụ Thường trực Ban Bí thư

Bộ Chính trị báo cáo Ban Chấp hành Trung ương Đảng về việc Bộ Chính trị đã quyết định phân công đồng chí Đại tướng Lương Cường, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia Ban Bí thư và giữ chức vụ Thường trực Ban Bí thư.

Chánh Văn phòng Trung ương Lê Minh Hưng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa, Trưởng Ban Dân vận Trung ương Bùi Thị Minh Hoài, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến được bầu bổ sung vào Bộ Chính trị khóa 13.

Bà Trương Thị Mai tại một sự kiện tổ chức ở Quốc hội tháng 5/2023.

Ban Chấp hành Trung ương đồng ý để bà Trương Thị Mai thôi làm Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban tổ chức Trung ương khóa XIII, theo nguyện vọng cá nhân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục