Năm 2015 sẽ hoàn thành 700km đường cao tốc

  • Cập nhật: Thứ năm, 26/2/2015 | 1:42:07 PM

Bộ Giao thông vận tải cho biết, đến hết năm 2015, cả nước sẽ hoàn thành 700km đường cao tốc, đang thi công 457km và chuẩn bị khởi công triển khai 120km đường cao tốc khác...

Theo Bộ Giao thông vận tải, đến cuối năm 2015, cả nước sẽ hoàn thành 700km đường cao tốc. Ảnh minh họa
Theo Bộ Giao thông vận tải, đến cuối năm 2015, cả nước sẽ hoàn thành 700km đường cao tốc. Ảnh minh họa

Ngày 25/2, Vụ Kế hoạch Đầu tư (Bộ Giao thông vận tải) cho biết, đến nay cả nước đã đưa vào khai thác 567km đường cao tốc; đang triển khai thi công 457km và đã xác định nguồn vốn đầu tư cho 3 dự án đường cao tốc: Vành đai 3 đoạn Mai Dịch - Nam Thăng Long, Dầu Giây-Phan Thiết, Vành đai 3 TPHCM đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch với chiều dài 120km. 

Riêng các dự án đầu tư theo quy hoạch trước năm 2020, chưa xác định nguồn vốn, hiện nay các đoạn tuyến: Ninh Bình - Thanh Hóa, Thanh Hóa - Hà Tĩnh, Mỹ Thuận - Cần Thơ, Cam Lộ - La Sơn, Bắc Giang - Lạng Sơn, Nội Bài - Bắc Ninh đã có nhà đầu tư quan tâm thực hiện đầu tư theo hình thức BOT và BT với tổng chiều dài 508km.

Như vậy, đến hết năm 2015, cả nước sẽ hoàn thành 700km đường cao tốc, đang thi công 457km, chuẩn bị khởi công triển khai 120km và đã có nhà đầu tư quan tâm 508km, tổng cộng là 1.785km đường cao tốc.

Theo đại diện Vụ Kế hoach Đầu tư, đối với các dự án chưa có nhà đầu tư quan tâm, trong kế hoạch xây dựng dự kiến theo kịch bản tăng trưởng thấp, dự kiến đến năm 2020 thực hiện đầu tư các tuyến: Quảng Ngãi - Quy Nhơn (150km), Biên Hòa - Phú Mỹ - Cái Mép (47km), Nha Trang - Phan Thiết (200km), Dầu Giây - Tân Phú (74km), Hạ Long - Mông Dương (52km) thì sẽ đưa vào khai thác tổng cộng là 2.308km đường cao tốc.

"Trong trường hợp nếu kịch bản tăng trưởng cao, dự kiến đến năm 2020 sẽ thực hiện  đầu tư 5 tuyến theo kịch bản thấp và đầu tư thêm 5 tuyến: Mông Dương - Móng Cái (148km), Phú Mỹ - Vũng Tàu (39km), Tân Phú - Liên Khương (125km), Vành đai 3 Hà Nội (13km) và Vành đai 3 - TPHCM (24km) thì sẽ hoàn thành 2689km đường cao tốc", đại diện Vụ Kế hoạch Đầu tư cho biết.

Theo đại diện Bộ Giao thông vận tải, tổng nhu cầu nguồn vốn (không tính các dự án hoàn thành năm 2015) để thực hiện đầu tư đường cao tốc theo phương án tăng trưởng cao là 394.583 tỷ đồng, trong đó vốn do Nhà đầu tư huy động là 213.321 tỷ đồng, phần còn lại do Nhà nước tham gia đầu tư.

Do nguồn vốn đầu tư lớn, Vụ Kế hoạch Đầu tư kiến nghị xây dựng Đề án đầu tư hệ thống đường cao tốc Việt Nam đến năm 2020, tương tự như Quốc lộ 1. Trong đó nghiên cứu các phương án để giảm suất đầu tư và phân kỳ đầu tư hợp lý; phần vốn góp của Nhà nước trong các dự án, nhà đầu tư các dự án đầu tư theo hình thức BOT, các nguồn vốn tín dụng…

Không thể trông chờ vào vốn ngân sách để phát triển hạ tầng giao thông

Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp với các cơ quan, đơn vị liên quan về Kế hoạch đầu tư xây dựng hệ thống đường cao tốc đến năm 2020 vào chiều ngày 25/2, Bộ trưởng Đinh La Thăng nhấn mạnh, việc xã hội hóa đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông nói chung trong đó có hệ thống đường cao tốc là yêu cầu bắt buộc, vì không thể trông chờ vào vốn ngân sách, trái phiếu Chính phủ để phát triển kết cấu hạ tầng giao thông. 

Người đứng đầu ngành giao thông yêu cầu phải thực hiện xã hội hóa tối đa các nguồn lực, hình thức đầu tư khác nhau, cả trong và ngoài nước để thực hiện Đề án đầu tư xây dựng hệ thống đường cao tốc với mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 phải hoàn thành 2.500km đường cao tốc mà theo kịch bản cao sẽ là 2.689km.

Theo lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải, việc đầu tư đường bộ cao tốc quốc gia mang lại hiệu quả tổng thể cho nền kinh tế quốc dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng. Do đó, ông giao Tổng công ty Tư vấn Thiết kế Giao thông vận tải xây dựng Đề án tổng thể để triển khai trên cơ sở quy hoạch đã được duyệt, ưu tiên kết nối tuyến Bắc - Nam trừ một số đoạn nhu cầu chưa thực sự cao, kết nối Tây Nguyên, tuyến TPHCM - Mộc Bài, tuyến hành lang ven biển..., làm rõ tổng mức đầu tư trong đó có phần vốn tham gia của Nhà nước, phần vốn kêu gọi đầu tư, của từng dự án cụ thể; đồng thời, Tổng cục Đường bộ Việt Nam phải điều chỉnh để khai thác đúng thiết kế, rà soát quy mô đầu tư, phân kỳ đầu tư, nghiên cứu ngay việc thực hiện điều tiết giao thông.

Bên cạnh đó, các Tổng công ty:  Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam, Đầu tư phát triển và quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long tổng kế,t đánh giá đầu tư, quản lý, khai thác các dự án đã đầu tư và đưa vào khai thác; Cục chủ trì, phối hợp Vụ Kế hoạch Đầu tư và Ban PPP tổng kết đánh giá chung việc đầu tư, quản lý, vận hành đường cao tốc để đưa ra bài học kinh nghiệm và đưa vào Đề án đầu tư xây dựng hệ thống đường cao tốc Việt Nam đến năm 2020...

(Theo VnMedia)

Các tin khác
Giá vàng miếng SJC giảm sau 2 ngày tăng mạnh.

Sáng nay (26/4), giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn đều bất ngờ giảm sau khi tăng mạnh 2 ngày qua. Theo đó, giá vàng miếng quanh mốc 84 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn 75 triệu đồng/lượng.

Việc sử dụng hóa đơn điện tử giúp hạn chế các hành vi gian lận hóa đơn

Ngành thuế triển khai ứng dụng tự động gửi thông báo cho người nộp thuế là người bán thuộc Danh sách cảnh báo sử dụng hóa đơn điện tử; đồng thời gửi thông báo đối với cả người mua của những người bán bị cảnh báo này.

Một mô hình nuôi dê tại thôn Ngọc Châu, xã Châu Quế Hạ cho hiệu quả cao.

Nhằm tăng giá trị của ngành chăn nuôi, những năm qua, nhiều nông dân ở huyện Văn Yên đã từng bước đưa các giống vật nuôi đặc sản, có giá trị kinh tế cao vào chăn nuôi, góp phần nâng cao giá trị ngành chăn nuôi và thu nhập của người nông dân.

Nông dân xã Vĩnh Kiên vay vốn từ NHCSXH nuôi trâu

Với mô hình tổ chức và phương thức quản lý tín dụng đặc thù, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Yên Bình đã thực hiện tốt việc phối hợp với Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh và Đoàn Thanh niên trong quá trình thực hiện nội dung ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục