Tăng trưởng mới về chất lượng tín dụng

  • Cập nhật: Thứ ba, 3/3/2015 | 10:20:01 AM

YBĐT - Tín dụng chính sách là kênh tín dụng đặc biệt, là đồng vốn của Chính phủ cho người dân vay vốn để thoát nghèo, giúp bà con vươn lên khấm khá. Để đồng vốn tín dụng chính sách phát huy hiệu quả, cần có trách nhiệm rất cao của ngân hàng, chính quyền, các đoàn thể chính trị - xã hội và mỗi người dân. Kinh nghiệm rút ra trong thực hiện mô hình thí điểm tín dụng chính sách ở xã Thanh Lương, huyện Văn Chấn trong thời gian qua đã cho thấy rõ điều này...

Hộ nghèo, đối tượng chính sách đã tiếp cận các nguồn tín dụng ưu đãi để thoát nghèo.
Hộ nghèo, đối tượng chính sách đã tiếp cận các nguồn tín dụng ưu đãi để thoát nghèo.

Thanh Lương là xã thuần nông. Đất sản xuất nông nghiệp bình quân chỉ có 0,26ha/hộ. Xã có trên 800 hộ, 3.000 nhân khẩu, 7 thôn bản thì 7/7 thôn thuộc diện khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 42,8%. Nông thôn và nông dân ở Thanh Lương đều cần vốn đầu tư phát triển kinh tế, nhất là vốn tín dụng chính sách của Chính phủ. Tuy nhiên, các chương trình tín dụng chính sách thời gian qua chưa được triển khai đầy đủ, một bộ phận hộ dân lại không tiếp cận được nguồn vốn vay trong khi nợ quá hạn chiếm 2,03% tổng dư nợ, nợ quá hạn vẫn phát sinh sau ngày giao dịch tại xã, tỷ lệ thu lãi không đạt kế hoạch đề ra.

Ông Trần Quang Sơn – Giám đốc Ngân hàng Chính sách  Xã hội (NHCSXH) Văn Chấn đánh giá: “Tình hình ở Thanh Lương cũng là tình hình chung ở các xã vùng Mường Lò và các xã vùng ngoài của Văn Chấn. Cần có những giải pháp đồng bộ hơn để cải thiện căn bản chất lượng tín dụng chính sách, góp phần thúc đẩy nhanh hơn quá trình thoát nghèo của các đối tượng thụ hưởng nguồn vốn ở khu vực nông thôn”.

Từ tháng 4/2014, NHCSXH Văn Chấn đã tập trung triển khai các giải pháp thực hiện thí điểm tín dụng chính sách ở xã Thanh Lương tại Phòng giao dịch; phối hợp với UBND xã tổ chức các buổi họp chuyên đề với các tổ chức hội, các tổ tiết kiệm vay vốn (TKVV) đánh giá, phân tích thực trạng chất lượng tín dụng theo các tiêu chí, thống nhất biện pháp chỉ đạo, xây dựng kế hoạch thực hiện. UBND xã chỉ đạo các tổ chức chính trị - xã hội, trưởng thôn bản, tổ TKVV tuyên truyền 3 đợt về các nội dung liên quan đến tín dụng chính sách.

Ông Trần Quang Sơn – Giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội Văn Chấn:

“Nên căn cứ vào tình hình thực tế tại cơ sở để quyết định ủy thác cho cả 4 hội đoàn thể, vì nhiều xã vùng cao, khối lượng tín dụng ít, trình độ của các tổ chức hội khác nhau. Mặt khác, nếu cào bằng, giao vốn đủ cho cả 4 tổ chức chính trị xã hội, có thể dẫn đến hạn chế tính cạnh tranh trong quản lý vốn ủy thác. Về dư nợ cho vay, không nên áp dụng tất cả 10 chương trình tín dụng trên một xã, chỉ cần thực hiện 100% số hộ đúng đối tượng, đủ điều kiện, có nhu cầu được vay vốn vì một số chương trình hiện chưa đáp ứng nhu cầu về nguồn, hoặc tại một thời điểm nhất định người dân chưa có nhu cầu vay”.

Với sự thống nhất, tập trung, quyết tâm cao và đồng bộ, qua các đợt tuyên truyền tại thôn bản từ tháng 6/2015 – 9/2015, tỷ lệ hộ dân đến sinh hoạt tổ TKVV vào ngày cố định đã tăng lên 85%; tỷ lệ người nộp lãi tiền vay, gửi tiết kiệm, thu lãi tại nhà tổ trưởng tổ TKVV hoặc tại hội trường thôn đạt 100%; số hộ có nhu cầu trả nợ vay tự mang tiền về trả tại điểm giao dịch hoặc trụ sở Ngân hàng CSXH đạt 100%.

Ông Đinh Văn Sáu ở thôn Đồng Lơi là tổ viên tổ TKVV đã được Hội Phụ nữ xã ủy thác cho vay tổng số 32 triệu đồng từ nguồn chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường và nguồn hộ gia đình sản xuất kinh doanh đã phát biểu: “Nhận thức của người dân, nhất là tổ viên đã nâng cao hơn trước, anh chị em đã tham gia đầy đủ, tích cực các buổi sinh hoạt để nâng cao nhận thức, trao đổi kinh nghiệm làm ăn, góp ý và khi cần đã đấu tranh với các tổ viên chưa chấp hành tốt các quy định về trả nợ gốc, trả lãi vay, gửi tiết kiệm”.

Qua nửa năm triển khai mô hình thí điểm tín dụng chính sách, chất lượng tín dụng đã được nâng lên, tổng dư nợ đến 30/10/2014 đã đạt trên 11,288 tỷ đồng, tăng 1,790 tỷ đồng, bằng 118,9% so với đầu năm. Tại Thanh Lương, đã triển khai 9/10 chương trình tín dụng, tỷ lệ nợ xấu còn 0%, tỷ lệ thu lãi đạt 100%, không có phát sinh chuyển nợ quá hạn sau ngày giao dịch, tỷ lệ hộ vay vốn còn dư nợ đạt 76,6% số hộ dân, 85% số hộ vay vốn nộp lãi, tiết kiệm tại các buổi sinh hoạt tổ.

Về hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách, trong 10 tháng của năm 2014, Ngân hàng đã triển khai cho vay ở Thanh Lương trên 3,090 tỷ đồng tới 192 lượt hộ vay. Nguồn vốn từ chương trình cho vay hộ nghèo, hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, nước sạch và vệ sinh môi trường, hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn. Bà con đã mua thêm 65 con trâu, bò sinh sản kết hợp cày kéo; xây dựng 420 công trình nước sạch vệ sinh môi trường.

Bà Đinh Thị Liễu – Tổ trưởng Tổ vay vốTKVV ở Bản Lý cho biết: “Sau nửa năm thực hiện thí điểm mô hình tín dụng chính sách, tổ tiết kiệm vay vốn với 43 tổ viên đã có dư nợ 886 triệu đồng. Các hộ được vay vốn đều mua trâu bò sinh sản, phát triển sản xuất kinh doanh, xây dựng công trình nước sạch, vệ sinh. Nhờ nguồn vốn vay này, năm 2014 xã chúng tôi đã có 54 hộ thoát nghèo”.

Qua nửa năm thực hiện mô hình thí điểm tín dụng chính sách ở Thanh Lương, ba kinh nghiệm chủ yếu được rút ra là: phải phối hợp thường xuyên, hiệu quả với UBND xã, các tổ chức chính trị xã hội các cấp, nhất là trong tuyên truyền nâng cao năng lực của tổ tiết kiệm vay vốn, ý thức trách nhiệm của người vay, duy trì thực hiện nghiêm túc việc sinh hoạt tổ định kỳ gắn với thu lãi, thu tiết kiệm; thực hiện tốt việc công khai hóa, xã hội hóa trong hoạt động của ngân hàng để phát huy sức mạnh tổng hợp trong quản lý vốn tín dụng ưu đãi; thực hiện tốt việc xây dựng điểm tín dụng chính sách từ phân tích, đánh giá thực trạng đến triển khai, kiểm tra, giám sát.

 Từ kết quả cụ thể ở Thanh Lương, năm 2015, Ngân hàng CSXH Văn Chấn đề nghị UBND, Ban đại diện Hội đồng quản trị huyện, Ngân hàng CSXH tỉnh quan tâm chỉ đạo, mở rộng mô hình điểm tín dụng chính sách để nâng cao toàn diện chất lượng, hiệu quả hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn, góp phần thúc đẩy nhanh hơn công cuộc giảm nghèo ở địa phương.

Q.K

Các tin khác
Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Trần Huy Tuấn đã trao Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư cho Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Erex Honna Hitoshi.

Nhà máy điện sinh khối sẽ được xây dựng trên diện tích khoảng 10ha với tổng vốn đầu tư dự kiến từ 100 đến 120 triệu USD, dự án này cũng nhận được sự hỗ trợ từ Bộ Môi trường Nhật Bản.

Kết quả đấu thầu vàng miếng SJC sáng 8/5, giá trúng thầu duy nhất là 86,05 triệu đồng/lượng, cao hơn 750.000 đồng/lượng so với giá tham chiếu.

Ảnh minh họa

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định số 381/QĐ-TTg ngày 7/5/2024 phê duyệt phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Khách hàng đến giao dịch tại Agribank Chi nhánh huyện Văn Chấn.

Thời gian qua, Agribank huyện Văn Chấn và Hội Nông dân (HND) huyện đã có sự phối hợp tích cực, có trọng tâm trong việc thực thi chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn, góp phần phát huy tiềm năng kinh tế của địa phương, phát triển xây dựng nông thôn mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục