Kỳ tích trong phát triển giao thông nông thôn

  • Cập nhật: Thứ năm, 27/8/2015 | 3:34:15 PM

YênBái - YBĐT - Là tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, đặc biệt là hệ thống giao thông, nhất là giao thông nông thôn. Hầu hết các tuyến đường liên xã, đường xã, đường thôn bản là đường đất, không chỉ có vậy mà đường đến nhiều xã chủ yếu là đường mòn, mùa nắng thì bụi mù mùa mưa thì lầy lội. Nhưng bằng sự quyết tâm chỉ đạo của tỉnh, ngành giao thông, đặc biệt sự vào cuộc tích cực của nhân dân các dân tộc trong tỉnh, đến nay, cơ bản 180 xã, phường đã có đường ô tô đến trung tâm xã, nhiều tuyến đường đã vào cấp, đường thôn bản cũng đã được bê tông hóa.

Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải tặng bằng khen của Bộ Giao thông vận tải cho các tập thể, cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong phong trào xây dựng và phát triển giao thông nông thôn.
Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải tặng bằng khen của Bộ Giao thông vận tải cho các tập thể, cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong phong trào xây dựng và phát triển giao thông nông thôn.

Chỉ cách đây 5 năm về trước, dù có lạc quan đến mấy cũng chẳng dám nghĩ các xã vùng cao như: Tà Xi Láng, Bản Mù (Trạm Tấu), An Lương, Suối Quyền (Văn Chấn), Lao Chải, Mồ Dề, Chế Tạo (Mù Cang Chải)... lại có đường ô tô đến trung tâm xã. Thế mà tính đến nay, toàn tỉnh đã có 6.386km đường giao thông nông thôn (GTNT), trong đó đường huyện 1.360km, đường xã 2.877km và 2.147km đường thôn bản.

Là một tỉnh còn nhiều khó khăn, nhưng trong năm qua Yên Bái đã mạnh dạn đầu tư với tổng số vốn gần 2.500 tỷ đồng để phát triển GTNT. Trong đó, vốn ngân sách đầu tư 1.320 tỷ đồng, vốn nhân dân đóng góp đạt 595 tỷ đồng, còn lại là vốn ODA, vốn huy động xã hội khác. Từ những nguồn vốn đó, cùng với sự đóng góp hàng ngàn ngày công, hàng ngàn mét vuông đất ở, đất lâm nghiệp, đất trồng cây lâu năm mở mới được 1.594km đường giao thông.

Bên cạnh đó còn nâng cấp, cải tạo, kiên cố hóa được 1.034km (bê tông xi măng 955km, mặt láng nhựa 79km) và xây dựng 42 cầu bê tông, 19 cầu treo, 26 ngầm tràn các loại, những con số ngoài sức tưởng tượng của Yên Bái. Không chỉ có vậy, ngay trong năm 2015 này Yên Bái còn đang triển khai xây dựng 26 cầu treo dân sinh, đã đưa vào sử dụng 6 cầu, từ nay đến cuối năm 2015 tiếp tục bàn giao đưa vào sử dụng 6 cầu nữa.

Không phải đợi cho đến hôm nay Đảng bộ, chính quyền và người dân Yên Bái mới hiểu phát triển GTNT là phát triển giao lưu văn hóa giữa vùng, miền, thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương nhưng "cái khó bó cái khôn". Nguồn vốn ngân sách có hạn và còn rất nhiều lĩnh vực cần phải giải quyết.

Trước những thực trạng đó, Yên Bái đã phát huy nội lực, vận động nhân dân dấy lên phong trào làm GTNT. Không làm ào ào kiểu phong trào mà lựa chọn, tùy từng điều kiện cụ thể của mỗi xã, phường, thôn bản để huy động, vận động nhân dân tham gia phù hợp, nơi có đá thì góp đá, có cát, sỏi thì góp cát sỏi, nơi góp ngày công san nền, đánh đất, nơi thì góp tiền... cùng với tranh thủ các nguồn vốn, các tổ chức, doanh nghiệp. Với những giải pháp đó đã nhận được sự đồng tình ủng hộ của nhân dân các dân tộc trong tỉnh và tạo nên một phong trào làm GTNT rộng khắp từ vùng thấp đến vùng cao.

Những tuyến đường bê tông, đường nhựa đạt tiêu chuẩn đường miền núi ngày một nối dài và vươn đến tất cả các xã, các bản làng vùng cao. Đường huyện, đường xã và cả đường thôn, bản đã hoà nhập vào mạng lưới đường huyện, tỉnh lộ, quốc lộ tạo một vòng khép kín. Nhiều xã như Đại Phác (Văn Yên), Tuy Lộc (thành phố Yên Bái) Phù Nham (Văn Chấn), Nghĩa An, Nghĩa Lợi (thị xã Nghĩa Lộ)... không chỉ làm tốt đường xã, đường thôn bản mà mà còn bê tông hóa cả các tuyến đường chính nội đồng.

Giao thông phát triển cũng đồng nghĩa với sự thúc đẩy kinh tế, xã hội địa phương, các sản phẩm do nông dân sản xuất ra nay đã được vận chuyển về nhà và đi tiêu thụ thuận lợi, là động lực phát triển hàng hóa, nâng cao giá trị kinh tế. Đường thôn bản nối đường xã, đường xã vào đường huyện, đường tỉnh và nối liền với quốc lộ và các tỉnh lân cận tạo thành một mạng lưới liên hoàn khép kín. Trước, đường không vào cấp, ách tắc, sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp của bà con nông dân sản xuất ra chủ yếu là tự sản tự tiêu, chỉ có một phần nhỏ do các tư thương vận chuyển bằng xe thô sơ, xe máy nên hiệu quả kinh tế không cao, khó kích thích phát triển. Nay giao thông thông suốt hàng ngày xe ô tô hạng lớn, hạng nhỏ từ Hà Nội, Phú Thọ, Tuyên Quang chở hàng đến tận thôn, bản, thậm chí tới tận nơi sản xuất để trao đổi mua bán rồi lại chất đầy sản phẩm đi khắp nơi tiêu thụ.

Trong 5 năm qua tốc độ tăng trưởng kinh tế Yên Bái đạt trên 11,33%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng; tổng sản phẩm trên địa bàn năm 2015 đạt 15.548 tỷ đồng, tăng 10,73%/năm, thu nhập bình quân đầu người đạt 25,02 triệu đồng, tăng 2,1 lần so với năm 2010 là có sự đóng góp không nhỏ từ phát triển mạng lưới giao thông, nhất là GTNT.

Tại hội nghị tổng kết 5 năm xây dựng và phát triển GTNT ngày 24/6/2015 đồng chí Tạ Văn Long - Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đã ghi nhận những kết quả đạt được trong phong trào phát triển GTNT. Đồng chí cũng đánh giá cao sự quan tâm chỉ đạo của ngành giao thông, các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, nhất là sự đóng góp to lớn của đồng bào các dân tộc trong tỉnh đã đóng góp công sức và hiến hàng trăm héc-ta đất để mở rộng, mở mới đường GTNT.

Phát huy kết quả đã đạt được, đồng chí yêu cầu trong năm 2015 và những năm tiếp theo từ tỉnh đến huyện và cơ sở phải xác định công tác phát triển GTNT là nhiệm vụ trọng tâm, lâu dài. Ngành giao thông và các ngành liên quan tiếp tục nghiên cứu, xây dựng đề án phát triển GTNT để thực hiện từ năm 2016. Các địa phương đã làm tốt nay tiếp tục làm tốt hơn nữa và đặc biệt chú ý đến công tác duy tu, bảo dưỡng, quản lý tốt các công trình giao thông đã đưa vào sử dụng để được bền lâu.

Giao thông phát triển góp phần không nhỏ phát triển kinh tế, xã hội địa phương, đó là tiền đề quan trọng để xây dựng và phát triển Yên Bái tiến kịp miền xuôi. 

 Ngọc Trúc

Các tin khác
Giá vàng miếng SJC giảm sau 2 ngày tăng mạnh.

Sáng nay (26/4), giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn đều bất ngờ giảm sau khi tăng mạnh 2 ngày qua. Theo đó, giá vàng miếng quanh mốc 84 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn 75 triệu đồng/lượng.

Việc sử dụng hóa đơn điện tử giúp hạn chế các hành vi gian lận hóa đơn

Ngành thuế triển khai ứng dụng tự động gửi thông báo cho người nộp thuế là người bán thuộc Danh sách cảnh báo sử dụng hóa đơn điện tử; đồng thời gửi thông báo đối với cả người mua của những người bán bị cảnh báo này.

Một mô hình nuôi dê tại thôn Ngọc Châu, xã Châu Quế Hạ cho hiệu quả cao.

Nhằm tăng giá trị của ngành chăn nuôi, những năm qua, nhiều nông dân ở huyện Văn Yên đã từng bước đưa các giống vật nuôi đặc sản, có giá trị kinh tế cao vào chăn nuôi, góp phần nâng cao giá trị ngành chăn nuôi và thu nhập của người nông dân.

Nông dân xã Vĩnh Kiên vay vốn từ NHCSXH nuôi trâu

Với mô hình tổ chức và phương thức quản lý tín dụng đặc thù, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Yên Bình đã thực hiện tốt việc phối hợp với Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh và Đoàn Thanh niên trong quá trình thực hiện nội dung ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục