Hội nghị trực tuyến toàn quốc về an toàn thực phẩm

  • Cập nhật: Thứ tư, 27/4/2016 | 1:54:56 PM

YênBái - YBĐT - Sáng 27/4, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về an toàn thực phẩm (ATTP).

Các đại biểu dự Hội nghị tại điểm cầu Yên Bái.
Các đại biểu dự Hội nghị tại điểm cầu Yên Bái.

Dự Hội nghị tại điểm cầu Chính phủ còn có Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN); lãnh đạo các bộ: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), Công thương, Công an, Quốc phòng, Tài chính…

Dự Hội nghị tại điểm cầu Yên Bái có đồng chí Tạ Văn Long - Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở: NN&PTNT, Y tế, Công thương…

Tại Hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận về các nội dung như: tăng cường trách nhiệm, nâng cao hiệu quả quản lý, bảo đảm ATTP; cho ý kiến đối với Dự thảo Chỉ thị của Thủ tướng về bảo đảm ATTP; triển khai chương trình phối hợp giữa Chính phủ và Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vận động và giám sát bảo đảm ATTP giai đoạn 2016 - 2020.

Theo Bộ NN&PTNT, qua đợt cao điểm kiểm tra ATTP từ tháng 10/2015 - 2/2016 đã cho thấy, mức độ tồn dư các chất độc hại, chất cấm trong nhiều loại thực phẩm giảm đáng kể. Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trong rau là 5,17%, năm 2014 là 5,43%, 9 tháng đầu năm 2015 là 10,3%; thịt vi phạm chỉ tiêu chất cấm, kháng sinh vượt giới hạn là 1,91%, năm 2014 là 6,84%, 9 tháng đầu năm 2015 là 4%.

Cũng theo báo cáo của Bộ Y tế, trung bình mỗi năm, thanh tra liên ngành ATTP đã tiến hành thanh, kiểm tra khoảng 470 nghìn cơ sở, phát hiện trên 99.350 cơ sở vi phạm, chiếm 21,1%. Theo Bộ Công thương, trong năm 2015, lực lượng quản lý thị trường cả nước đã kiểm tra, xử lý 6.557 vụ vi phạm, tổng số phạt hành chính 21 tỷ đồng. Đồng thời, tiến hành lấy 23.304 mẫu thực phẩm tại 51 tỉnh, thành phố để kiểm tra nhanh…

Trong thời gian qua, mặc dù các cấp, các ngành đã có nhiều cố gắng trong quản lý, bảo đảm ATTP, đạt được những kết quả nhất định nhưng tình hình ATTP vẫn diễn biến phức tạp, gây nhiều bức xúc trong nhân dân nên cần được tiếp tục chỉ đạo quyết liệt hơn nữa. Vấn đề nổi lên hiện nay là việc tổ chức thực hiện trong cả nước chưa tốt, chưa nghiêm minh.

Nguyên nhân chủ yếu là do nhiều địa phương chưa quan tâm và thiếu tập trung trong quản lý ATTP, chậm phát hiện và không kịp thời xử lý các vụ việc vi phạm; chưa có cơ chế tài chính phù hợp giải quyết kinh phí, lực lượng kiểm tra còn hạn chế về cả số lượng và chất lượng; chưa phát huy tốt vai trò các tổ chức, đoàn thể chính trị - xã hội, công luận và người dân tham gia giám sát bảo đảm VSATTP, nhất là tại cơ sở…

Kết luận Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đề nghị chủ tịch UBND các cấp chịu trách nhiệm toàn diện về ATTP trên địa bàn; ưu tiên bố trí đủ nguồn lực cho công tác này; xác định việc bảo đảm ATTP là một tiêu chí xây dựng nông thôn mới, khu dân cư văn hóa. Các bộ: Y tế, NN&PTNT, Công thương tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đặc biệt là thanh tra, kiểm tra đột xuất về ATTP đối với ngành hàng được phân công, xử lý theo thẩm quyền và kiến nghị xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân vi phạm và các cơ quan, công chức thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý ATTP.

Bên cạnh đó, đẩy mạnh tuyên truyền để người sản xuất, các cơ sở kinh doanh, công ty, xí nghiệp hiểu đúng và rõ hơn về ATTP; sớm có phương án kinh phí cho công tác quản lý ATTP theo hướng cho phép các địa phương chủ động sử dụng toàn bộ số tiền phạt vi phạm ATTP và kinh phí tăng cường từ ngân sách Nhà nước bảo đảm đáp ứng yêu cầu công tác này. Đồng thời, phát huy vai trò của nhân dân trong việc đấu tranh, phát hiện, tố giác các hành vi vi phạm quy định về bảo đảm ATTP… đảm bảo mang đến thực phẩm tươi sống nhất đến cho nhân dân.

Mai Linh

Các tin khác
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam thường niên.

Sáng 19/3, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị gặp gỡ cộng đồng doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam thường niên năm 2024 (VBF 2024), với chủ đề "Doanh nghiệp FDI tiên phong thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh”.

Dự án

Trong nhiều năm qua, tỉnh Yên Bái đã tích cực huy động và thúc đẩy giải ngân các dự án phát triển kinh tế - xã hội sử dụng vốn vay nước ngoài, đặc biệt là nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).

Cầu Móng Sến (Thị trấn Sa Pa, tỉnh Lào Cai) dẫn vào trạm thu phí BOT Sa Pa. Ảnh: Phạm Ngọc Bằng

UBND tỉnh Lào Cai quyết định tạm dừng thu phí cả hai chiều đối với dự án xây dựng đường nối đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai đến Sa Pa, từ ngày 14/3 đến ngày 10/4.

Nhà máy chế biến kén tằm của Công ty cổ phần Dâu tằm tơ Yên Bái đi vào hoạt động đã thu mua toàn bộ lượng kén tằm trong huyện với giá ổn định.

Liên kết sản xuất chính là "chìa khóa" giúp xây dựng, phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, bảo đảm hài hòa, ổn định lợi ích của các chủ thể tham gia. Do vậy, để bảo đảm các chuỗi liên kết hoạt động hiệu quả, tránh “đứt gãy”, tỉnh Yên Bái đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục