Luôn coi rừng là “vàng”

  • Cập nhật: Thứ hai, 29/8/2016 | 8:07:24 AM

YBĐT - Trong thời gian qua, các hội viên Hội Cựu Chiến binh (CCB) tỉnh đã tham gia nhận bảo vệ 26.421ha rừng phòng hộ đặc dụng, nhận khoán 19.550ha đất rừng tự nhiên sản xuất để trồng cây lâm nghiệp...

Hội viên Hội CCB tỉnh chăm sóc rừng trồng.
Hội viên Hội CCB tỉnh chăm sóc rừng trồng.

Ngoài ra, các thành viên của Hội còn tham gia vây bắt 15 vụ khai thác lâm sản trái phép và đốt phá rừng làm nương... Kết quả đó đã khẳng định tình yêu rừng, hết lòng hết sức bảo vệ rừng và luôn coi rừng là “vàng” của những người lính khi trở về với thời bình.

Toàn tỉnh hiện có 474.120ha đất lâm nghiệp (đất có rừng), chiếm 68,5% diện tích đất tự nhiên, chủ yếu là đất rừng sản xuất và đất rừng phòng hộ; tỷ lệ che phủ rừng đạt 61,2%. Đất sản xuất nông nghiệp trồng cây hàng năm và cây lâu năm chỉ chiếm 15,8%... Tuy có diện tích đất lâm nghiệp lớn như vậy, nhưng Yên Bái vẫn là tỉnh miền núi nghèo, cuộc sống của người dân còn nhiều khó khăn, phong tục, tập quán canh tác của một bộ phận người dân vùng cao còn lạc hậu dẫn đến tình trạng đốt rừng làm nương, khai thác lâm sản, săn bắt chim, thú trái phép… đã làm cho rừng phòng hộ bị ảnh hưởng, các nguồn gen quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng... Trước tình trạng đó, với trên 34.000 hội viên, Hội CCB tỉnh đã có mặt rộng khắp trong cộng đồng dân cư, gắn liền với bản làng, nông thôn miền núi để cùng chung sức bảo vệ rừng.

Từ năm 2007, Hội CCB tỉnh đã ký văn bản phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) về bảo vệ TN&MT. Qua đó, các cấp Hội từ tỉnh đến cơ sở đã có Nghị quyết chỉ đạo công tác tuyên truyền và hành động bảo vệ TN&MT. Đặc biệt, chú trọng đến việc bảo vệ rừng, trồng rừng, coi đây là nhiệm vụ chủ yếu và thiết thực nhất, không để rừng đặc dụng, rừng phòng hộ bị tàn phá, gây ra hệ lụy cho con người.

Tính đến hết năm 2015, Hội CCB các cấp trong tỉnh đã tham gia bảo vệ được 26.421ha rừng phòng hộ đặc dụng; phối hợp tốt với hạt kiểm lâm các địa phương để tuyên truyền bảo vệ rừng, tham gia các hoạt động phòng chống cháy rừng, bảo vệ không để khai thác gỗ lâm sản, săn bắt trái phép động vật rừng.

Tiêu biểu như các hoạt động: hội viên Hội CCB xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên có 43 hội viên là người dân tộc Mông, trong đó có 33 hội viên tham gia cùng lực lượng kiểm lâm bảo vệ rừng; 100% hội viên Hội CCB huyện Trạm Tấu, huyện Mù Cang Chải tham gia vào các hoạt động liên quan đến công tác chăm sóc, bảo vệ, trồng rừng...

Bên cạnh những hoạt động phối hợp bảo vệ rừng, trồng rừng, Hội CCB tỉnh còn tham gia nhiều hoạt động ý nghĩa như: phối hợp cùng lực lượng công an tuyên truyền vận động đồng bào dân tộc thiểu số giao nộp, không tàng trữ, sử dụng súng săn, súng tự chế trong nhà, hạn chế việc săn bắt động vật hoang dã; phối hợp với các đoàn thể xã hội khác tham gia tuyên truyền để người dân không đốt nương làm rẫy, không chặt phá rừng tự nhiên để lấy gỗ làm nhà... Đặc biệt, hội viên CCB trên địa bàn các huyện vùng cao còn tích cực tham gia vận động, tuyên truyền đồng bào dân tộc thiểu số ký cam kết không trồng cây thuốc phiện, tránh tình trạng phá rừng già để trồng lén lút...

Được biết, phong trào vận động hội viên và nhân dân phát huy thế mạnh đất đai trồng rừng phát triển kinh tế đang được các cấp hội phát động mạnh mẽ. Nhờ đó, hiện nay toàn tỉnh đã có 547 trang trại của hội viên theo mô hình vườn, ao, chuồng có diện tích từ trên 10ha trở lên, cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Điều này đã góp phần làm giảm tình trạng phá rừng, khai thác tài nguyên rừng quá mức.

Ông Nguyễn Văn Ngát - Trưởng ban Kinh tế Hội CCB tỉnh cho biết: “Nhiều năm qua, các hội viên ở các cấp đều cố gắng làm tốt công tác bảo vệ TN&MT để hạn chế tác động xấu đến môi trường, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo hướng bền vững. Tuy nhiên, nguồn kinh phí cho hoạt động bảo vệ môi trường chưa có nên đây cũng là một trong những khó khăn. Chúng tôi mong rằng hàng năm, tỉnh hỗ trợ cho Hội một khoản kinh phí nhất định để làm công tác tuyên truyền, biểu dương, khen thưởng cho những mô hình, những gương đi đầu trong công tác bảo vệ TN&MT”.

Tô Anh Hải

Các tin khác
So với giá vàng thế giới quy đổi, giá vàng miếng SJC đang cao hơn từ 16,21 triệu đồng/lượng

Giá vàng miếng SJC tăng giảm loạn xạ, rơi xuống 85,5 triệu đồng/lượng chiều hôm qua rồi đột ngột tăng thêm 2 triệu đồng/lượng trong sáng nay 7-5, lên 87,5 triệu đồng/lượng.

Vàng miếng SJC lập đỉnh mới.

Giá vàng thế giới hôm nay (7/5) bật tăng mạnh mẽ trước sự suy yếu của đồng USD. Trong nước, giá vàng nhẫn được điều chỉnh tăng thêm 250.000 đồng/lượng, giao dịch quanh 73,35 triệu đồng/lượng mua vào và 75,05 triệu đồng/lượng bán ra; còn vàng miếng SJC được điều chỉnh tăng hơn 0,5 triệu đồng/lượng, leo lên mốc cao mới 86,5 triệu đồng/lượng.

100% các tổ chức, doanh nghiệp có sử dụng hóa đơn đã chuyển sang sử dụng HĐĐT

Thời gian qua, Cục Thuế tỉnh Yên Bái đã tích cực triển khai hóa đơn điện tử (HĐĐT) và HĐĐT khởi tạo từ máy tính tiền, mang lại lợi ích cho cả người nộp thuế và cơ quan thuế.

Theo quy hoạch, tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội của vùng thành 3 tiểu vùng, 5 hành lang kinh tế, 3 vành đai phát triển và 1 khu vực động lực. (Ảnh minh hoạ: Báo Chính phủ)

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định phê duyệt Quy hoạch vùng trung du và miền núi phía Bắc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục