Hợp tác xã của những người lính Đào Thịnh

  • Cập nhật: Thứ hai, 8/4/2019 | 8:41:31 AM

YênBái - Đánh giặc ngoại xâm đã khó, chống lại giặc đói nghèo còn khó khăn hơn khi mà hầu hết những người lính bước ra từ cuộc chiến đều mang trên mình thương tật và chỉ có đôi bàn tay trắng. Thế nhưng, vượt lên tất cả, họ đã cùng nhau thành lập hợp tác xã (HTX), từng bước phát triển kinh tế, gây dựng sự nghiệp, góp phần xây dựng nông thôn mới (XDNTM) tại địa phương.

Khu chưng cất tinh dầu quế của Hợp tác xã 6/12.
Khu chưng cất tinh dầu quế của Hợp tác xã 6/12.

HTX 6/12 xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên được thành lập năm 2004, với ngành nghề kinh doanh chính là trồng, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông, lâm nghiệp, chưng cất tinh dầu quế. 

Khi mới bắt tay vào hoạt động, HTX cũng phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, thách thức do thiếu kinh nghiệm trong quản lý, điều hành cũng như phương pháp hạch toán kinh tế. 

Khó khăn là vậy, nhưng Hội đồng Quản trị, Ban Giám đốc HTX luôn tìm tòi, học hỏi để cải thiện phương án sản xuất, kinh doanh, nâng cao thu nhập, giúp thành viên có cuộc sống ngày càng tốt hơn. 

Ông Nguyễn Văn Thắng - Giám đốc HTX chia sẻ: "Tôi luôn mong muốn có thể xây dựng được một nhà máy chế biến tinh dầu quế theo quy trình khép kín để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Vì vậy, năm 2013, khi diện tích quế đến tuổi khai thác theo chu kỳ tôi đã bàn bạc với các thành viên trong HTX và thống nhất khai thác trắng một diện tích lớn để có vốn đầu tư nhà xưởng, kho chứa nguyên liệu và nhà máy chế biến tinh dầu quế với công suất 15 tấn nguyên liệu/ngày sẽ cho 3 tấn tinh dầu quế/tháng”. 

Được sự đồng thuận của các thành viên, tháng 8/2013, HTX 6/12 đã khai thác trắng 20 ha quế bán được 3 tỷ đồng, cộng với tiền vay, tiền đóng góp thêm của các thành viên trong HTX được 5 tỷ đồng đầu tư xây dựng nhà máy chế biến tinh dầu quế tại thôn 5 xã Đào Thịnh. 

Đặc biệt, khi Luật HTX năm 2012 có hiệu lực đã khắc phục được những bất cập, hạn chế của mô hình HTX kiểu cũ; đề ra yêu cầu liên kết tự nguyện của các hộ thành viên theo nhu cầu hợp tác sản xuất, kinh doanh; HTX đóng vai trò bảo vệ quyền lợi cho hộ nông dân khi tham gia chuỗi giá trị hàng nông sản. 

Nắm bắt được xu thế phát triển, đầu năm 2014, HTX 6/12 được tổ chức lại và hoạt động theo Luật HTX năm 2012. Sau khi chuyển đổi, HTX tiếp tục đầu tư 7 tỷ đồng mở rộng nhà xưởng, mua mới dây chuyền chưng cất tinh dầu quế, phương tiện vận chuyển và một hệ thống nhà kho chứa nguyên vật liệu, thành phẩm. 

Đồng thời, HTX liên kết, hợp tác với HTX Dịch vụ nông lâm nghiệp tổng hợp Công Tâm và Công ty An Thịnh Cường Phát của huyện Văn Yên phát triển chuỗi sản phẩm quế để tạo ra vòng tròn khép kín giữa người sản xuất - HTX - doanh nghiệp - thị trường.

Từ một HTX nông nghiệp hoạt động ở mức trung bình, năm 2015, HTX 6/12 xã Đào Thịnh đã vươn lên phát triển mạnh mẽ trở thành mô hình HTX nông nghiệp điển hình của tỉnh Yên Bái và đã được phát triển nhân rộng trên địa bàn huyện Trấn Yên và một số địa phương trong tỉnh ở huyện Văn Yên, Văn Chấn... 

Đầu năm 2016, qua việc khảo sát thực tế mô hình hoạt động dây chuyền chưng cất tinh dầu quế của HTX 6/12 Đào Thịnh, Liên minh HTX Việt Nam đã lựa chọn HTX 6/12 xã Đào Thịnh tham gia Đề án: "Xây dựng mô hình HTX kiểu mới gắn với phát triển chuỗi giá trị sản phẩm, hàng hóa chủ lực, có quy mô lớn và sức lan tỏa”, hỗ trợ cho HTX tiếp tục cải tiến máy móc, công nghệ để nâng cao tỷ lệ chiết xuất tinh dầu, nâng cao giá trị sản xuất. 

Với sự tâm huyết, tinh thần đoàn kết, ý chí mãnh liệt của những người lính Cụ Hồ, HTX đã khẳng định được vị thế trong khu vực kinh tế tập thể, khẳng định được vai trò trong phát triển kinh tế hộ, góp phần XDNTM tại địa phương. Hiện nay, HTX tạo việc làm thường xuyên cho gần 60 thành viên và người lao động với thu nhập ổn định 4 - 5 triệu đồng/người/tháng; trong năm 2018, HTX nộp ngân sách gần 400 triệu đồng. 

Ông Nguyễn Văn Thắng - Giám đốc HTX cho biết: "Để đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu thụ, năm 2019, HTX dự kiến đầu tư xây dựng nhà xưởng với diện tích 1.000 m2, đầu tư máy nghiền bã làm chất đốt, vừa xử lý phế thải vừa tạo thêm nguồn thu. Tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 700 triệu đồng. Hiện nay, chúng tôi đang bắt tay vào thi công”.

Sự thành công của HTX 6/12 xã Đào Thịnh chính là minh chứng, tấm gương về bản lĩnh, phẩm chất đáng quý của những người lính năm xưa trong cuộc sống hôm nay. Họ lại là người lính đi đầu trên mặt trận lao động sản xuất, biết khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương để phát triển kinh tế, làm giàu cho bản thân, góp phần xây dựng quê hương. 

Hồng Duyên

Tags Đào Thịnh Trấn Yên HTX 6/12 dầu quế lính Cụ Hồ

Các tin khác

Thành phố Yên Bái đã chính thức được Thủ tướng Chính phủ công nhận là đô thị loại II, trực thuộc tỉnh Yên Bái. Đây là sự kiện đánh dấu bước phát triển lịch sử của đô thị tỉnh lỵ Yên Bái, là niềm vinh dự, tự hào to lớn của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố sau nhiều năm nỗ lực, phấn đấu. Một thành phố “Xanh, hài hòa, bản sắc, hạnh phúc” – một đô thị thông minh, hạnh phúc và đáng sống đang dần hiện lên giữa trập trùng núi rừng Tây Bắc.

Thiết thực chào mừng kỷ niệm 65 năm Ngày Bác Hồ thăm Yên Bái (25/9/1958 - 25/9/2023) và những ngày lễ lớn trong năm 2023, chiều nay - 24/9, UBND tỉnh Yên Bái đã tổ chức Lễ khánh thành công trình cầu Giới Phiên, xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái.

Tuần này, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam và Thái Lan tiếp tục giảm so với các mức cao gần đây. Tuy nhiên, giá gạo xuất khẩu từ nay đến cuối năm vẫn sẽ duy trì ở mức cao.

Giá vàng trong nước duy trì mức giá cao nhất từ đầu năm đến nay.

Sáng 24/9, trước sức ép của đồng USD tăng giá, giá vàng thế giới chững lại. Trong nước, giá vàng trụ vững quanh mức 69,15 triệu đồng/lượng, mức cao nhất kể từ đầu năm tới nay.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục