Cà gai leo - mô hình mới ở Đông Cuông

  • Cập nhật: Thứ năm, 22/8/2019 | 8:22:26 AM

YênBái - Tháng 10/2018, anh Phạm Văn Chiến ở thôn An Khánh, xã Đông An đã mạnh dạn thuê lại 3 ha đất ruộng trồng lúa, trồng màu kém hiệu quả ở thôn Thác Cái, xã Đông Cuông, huyện Văn Yên để trồng cây cà gai leo.

Người dân thôn Thác Cái, xã Đông Cuông, huyện Văn Yên trồng và chăm sóc cây cà gai leo.
Người dân thôn Thác Cái, xã Đông Cuông, huyện Văn Yên trồng và chăm sóc cây cà gai leo.

Trước kia, từng làm việc cho một công ty dược ở Hà Nội nên anh Chiến nắm rõ kỹ thuật trồng, công dụng của cây này và anh mong muốn phát triển nó để làm giàu, tạo việc làm, thu nhập cho bà con. 

Anh Chiến cho biết: "Tôi trở về quê hương lập nghiệp từ năm 2015, bản thân không có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp. Tôi đã đi đến nhiều nơi để tham quan học hỏi quy trình trồng, chăm sóc cà gai leo; tìm thuê đất; thương thảo với các đối tác để tạo chuỗi liên kết bao tiêu sản phẩm đầu ra… Đến giữa năm 2017, tôi quyết định liên kết với Công ty Dược Tuệ Linh (Hà Nội) để đưa giống cây này về trồng”. 

Lần đầu tiên, anh trồng thử nghiệm 3 ha tại xã Mậu Đông và Công ty hỗ trợ hoàn toàn 100% giống cây và bao tiêu sản phẩm. Mới đầu, mọi người đều không tin vào hiệu quả kinh tế từ giống cây này. Sau 1 năm thử nghiệm, lợi nhuận anh thu về từ giống cây này là 450 triệu đồng. 

Khi đó, mọi người mới tin, xin vào làm thuê và một số người xin giống về trồng. Với mô hình trồng cà gai leo, người dân chỉ cần 1 năm đầu trồng, chăm sóc, thu hoạch và thu được 3 năm mới phải trồng lại. Mỗi năm thu hoạch 3 vụ, mỗi vụ thu hoạch 3,5 tấn cây khô/ha. 

Như vậy, 1 năm sẽ cho thu hoạch 10,5 tấn cà khô/ha, với giá bán hiện tại cho Công ty là 30.000 đồng/kg, trung bình 1 năm thu lãi hơn 150.000.000 đồng/ha. Hiện tại, với 3 ha cà gai leo, anh Chiến thuê 30 lao động. Thời gian tới, anh trồng thêm trên 10 ha tại 4 xã trong huyện Văn Yên và huyện Yên Bình với trên 70 người đã đăng ký trồng thuê. 

Theo kinh nghiệm dân gian, cà gai leo là cây thuốc nam đặc biệt tốt cho gan, có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm gan B rất hiệu quả, có thể phơi khô hoặc chế biến thành dạng cao đặc để sử dụng. Tuy nhiên, hiện nay, nguồn nguyên liệu vẫn chủ yếu dựa vào thu hái tự nhiên. Vì vậy, đưa cà gai leo vào trồng dược liệu sẽ giúp nông dân có thêm nguồn thu nhập ổn định. Đồng thời, mở ra hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp, góp phần chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng nâng cao giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích đất canh tác. 

Hải Hà

Tags Cà gai leo Đông Cuông Văn Yên

Các tin khác
Mô hình phát triển nuôi cá lồng trên hồ Thác Bà mang lại thu nhập ổn định cho người dân.

Thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021- 2024, huyện Yên Bình đã được giao vốn đầu tư thực hiện đạt trên 304,2 tỷ đồng.

Đấu thầu vàng miếng nhằm tăng nguồn cung vàng ra thị trường. (Ảnh minh họa)

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết sẽ phát thông báo đấu thầu vàng miếng ngay trong chiều nay (19/4) và sẽ tiến hành đấu thầu luôn trong thứ Hai tuần tới (22/4).

Nhân dân bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải phát triển chăn nuôi lợn theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh.

Là huyện vùng cao, đời sống kinh tế của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Với lợi thế về nhân lực, phụ phẩm nông nghiệp, điều kiện tự nhiên có nhiều diện tích đất rừng thích hợp cho chăn thả gia súc nên chăn nuôi gia súc từ lâu đã trở thành thế mạnh của người dân huyện Mù Cang Chải.

Cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Văn Chấn hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng rừng.

Năm 2024, toàn huyện Văn Chấn phấn đấu trồng rừng mới 3.100ha, đến nay đã trồng đạt 2.370,2 ha, bằng 74,6% kế hoạch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục