Lục Yên khai thác tiềm năng, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

  • Cập nhật: Thứ ba, 6/10/2020 | 3:13:30 PM

YênBái - Là địa phương có lợi thế nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đặc biệt là đá hoa trắng, Lục Yên đã tạo điều kiện tối đa cho các doanh nghiệp chế biến, khai thác đá, làm tranh đá phát triển.

Dây chuyền sản xuất đá xẻ công nghệ hiện đại của Công ty TNHH đá cẩm thạch RK Việt Nam, tại tổ 15, thị trấn Yên Thế, huyện Lục Yên. Các phiến đá khối xẻ ra các sản phẩm đá ốp lát, đá điêu khắc, mỹ nghệ, sang các nước Ấn Độ, Italia, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản. 

Cùng đó, Công ty xuất đá phế liệu cho Công ty Canxi Cacbonat sản xuất bột đá. Đi vào hoạt động từ năm 2006, đến nay hàng năm Công ty đã khai thác, chế biến gần 400 nghìn m2 đá các loại, mang lại tổng doanh thu trên 560 tỷ đồng/năm, nộp ngân sách Nhà nước 136 tỷ đồng/năm, tạo công ăn việc làm cho gần 600 lao động địa phương với mức thu nhập bình quân 6,5 triệu đồng/người/tháng.


Dây chuyền sản xuất đá xẻ công nghệ hiện đại của Công ty TNHH đá cẩm thạch RK Việt Nam, tại tổ 15, thị trấn Yên Thế, huyện Lục Yên.

Bắt đầu hoạt động năm 2012, Công ty cổ phần khai khoáng Thanh Sơn chuyên khai thác đá hoa trắng cùng ở thị trấn Yên Thế cũng luôn đổi mới công nghệ, máy móc phục vụ hoạt động khai thác, chế biến đá với 1 dây chuyền tự động và 1 dây chuyền bán tự động được đưa vào sản xuất, tận dụng tối đa nguyên liệu để tạo ra các sản phẩm đá xẻ nhiều kích cỡ đáp ứng yêu cầu xuất khẩu. 

Với sản lượng hàng năm khoảng 92 nghìn m2 đá xẻ và 8 nghìn m3 đá khối, Công ty đạt tổng doanh thu 137 tỷ đồng/năm, tạo công ăn việc làm cho 180 công nhân địa phương mức lương 4,5 - 7 triệu đồng/tháng.


Cơ sở sản xuất tranh đá quý tại tổ 5, thị trấn Yên Thế, huyện Lục Yên.

Cùng với phát triển công nghiệp Lục Yên còn chú trọng phát triển tiểu thủ công nghiệp. Huyện hỗ trợ các cơ sở sản xuất tranh đá quý thành lập làng nghề tranh đá quý năm 2018. Hiện làng nghề đã có gần 50 cơ sở sản xuất tham gia, tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động địa phương.

Là địa phương có lợi thế nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đặc biệt là đá hoa trắng, Lục Yên đã tạo điều kiện tối đa cho các doanh nghiệp chế biến, khai thác đá phát triển, điển hình như 2 doanh nghiệp nêu trên. 

Vì vậy, 9 tháng đầu năm 2020, dù còn gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của Lục Yên vẫn đạt trên 762 tỷ đồng. Năm 2020 ước đạt 1.940 tỷ đồng, vượt 7,8% mục tiêu nghị quyết, bình quân giai đoạn 2016 - 2020 tăng 13,68%/năm. Đây  là tiền đề để Lục Yên tiếp tục phát huy tiềm năng, lợi thế đưa giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của địa phương đến năm 2025 đạt 4.500 tỷ đồng, tăng gấp 2,3 lần so với năm 2020.

Minh Huyền - Đức Toàn

Tags Lục Yên khai thác tiềm năng phát triển công nghiệp tiểu thủ công nghiệp

Các tin khác

Tiếp tục chương trình công tác, chiều 3/5, sau khi dự sinh hoạt chi bộ tại thôn 4, xã Nghĩa Lộ, thị xã Nghĩa Lộ, đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh đã đến thăm mô hình trồng thử nghiệm cây sâm tại bản Dào Xa, xã Kim Nọi, huyện Mù Cang Chải.

Giá vàng miếng SJC lập đỉnh mới.

Lúc 12h trưa nay (3/5), giá vàng SJC bất ngờ tăng mạnh sau khi Ngân hàng Nhà nước thông báo huỷ đấu thầu vàng miếng. Theo đó, giá vàng tiến sát mốc 86 triệu đồng/lượng, lập đỉnh lịch sử mới.

Lần thứ 3, Ngân hàng Nhà nước hủy đấu thầu vàng

Ngày 3/5, Ngân hàng Nhà nước cho biết đã hủy phiên đấu thầu vàng sáng 3/5 do chỉ có một đơn vị nộp phiếu dự thầu.

Sáng nay 3-5 vào khoảng 9 giờ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục tổ chức phiên đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng SJC với giá tham chiếu để tính giá trị đặt cọc là 82,9 triệu đồng/lượng. Vàng SJC trên thị trường sáng vẫn neo trên 85 triệu đồng/lượng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục