Yên Bái phát triển cây dược liệu, nâng cao thu nhập người dân

  • Cập nhật: Thứ năm, 22/10/2020 | 8:06:43 AM

YênBái - Cùng với đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tích cực bảo vệ và phát triển kinh tế lâm nghiệp, vài năm trở lại đây, Yên Bái đã thực hiện quy hoạch, phát triển cây dược liệu khá hiệu quả, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân và đẩy nhanh tiến độ giảm nghèo ở các địa phương vùng cao...

Toàn tỉnh đã phát triển trên 5.000 ha cây sơn tra mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân vùng cao.
Toàn tỉnh đã phát triển trên 5.000 ha cây sơn tra mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân vùng cao.

Từ rất sớm, Yên Bái đã thực quy hoạch tổng thể phát triển cây dược liệu trên địa bàn tỉnh, nhằm phát huy lợi thế vùng, miền và nâng cao hiệu quả trên một đơn vị canh tác. Đặc biệt, thực hiện Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 30/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển cây dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 206/KH-UBND ngày 08/12/2017 về phát triển cây dược liệu tỉnh Yên Bái đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025. 

Theo đó, tỉnh ưu tiên phát triển 14 chủng loại cây dược liệu gồm: quế, sơn tra, thảo quả, đinh lăng, sả, ba kích, giảo cổ lam, sâm Ngọc Linh, ý dĩ, hà thủ ô đỏ, cà gai leo, lá khôi, Atiso, đương quy. 

Tổng diện tích trồng mới các loại cây dược liệu đến năm 2020 là 26.470 ha trên địa bàn các huyện, thành phố; xây dựng 1 - 2 vườn nhân giống cây dược liệu trên địa bàn tỉnh; quy mô đáp ứng khoảng 20% nhu cầu giống tại chỗ; xây dựng, phát triển và quản lý hệ thống thu mua, chế biến và tiêu thụ. 

Bằng cách làm và hướng đi đó, Yên Bái đã trồng, khai thác có hiệu quả và bền vững trên 29.692 ha cây dược liệu (bao gồm: quế 21.674,4 ha; sơn tra 5.089,9 ha; thảo quả 2.619,6 ha; đinh lăng 35 ha; sả 87,1 ha; ba kích 10,5 ha; giảo cổ lam 25ha; cà gai leo 23,4 ha, hà thủ ô 2 ha; ý dĩ 5 ha; lá khôi tía 17,5 ha...) dưới tán rừng tự nhiên, góp phần xóa đói giảm nghèo ở vùng cao. 

Trạm Tấu là huyện vùng cao của Yên Bái, những năm vừa qua đã và đang phát huy hiệu quả của việc trồng và phát triển cây dược liệu dưới tán rừng tự nhiên. 

Ông Vũ Lê Chung Anh - Chủ tịch UBND huyện cho biết: Trạm Tấu được thiên nhiên ưu đãi với nhiều cánh rừng tự nhiên, đa dạng sinh học cao, là điều kiện thuận lợi để các loại cây dược liệu sinh trưởng và phát triển. 

Thực hiện chủ trương của tỉnh về phát triển cây dược liệu đến năm 2020, với những điều kiện thuận lợi được thiên nhiên ưu đãi, huyện Trạm Tấu đã duy trì, bảo tồn và phát triển lợi thế cây dược liệu trên địa bàn, khuyến khích, tạo điều kiện cho người dân thành lập các hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất để tổ chức liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khảo sát diện tích đất trồng thử nghiệm một số loại dược liệu như cây gừng, cây tam thất, sâm Ngọc Linh, lan kim tuyến… mang lại hiệu quả cao. 

Trạm Tấu hôm nay hình thành rõ các vùng sản xuất cây dược liệu như vùng cây sơn tra với trên 4.000 ha tập trung ở các xã: Bản Công, Xà Hồ, Bản Mù, Làng Nhì; vùng cây thảo quả trên 140 ha tập trung ở các xã: Xà Hồ, Túc Đán, Bản Công; vùng cây sả Java trên 50 ha tập trung ở xã Bản Mù, Hát Lừu... 

Thu nhập bình quân 1 ha cây sơn tra đạt trên 30 triệu đồng, đã có những hộ gia đình trồng sơn tra, thảo quả cho thu nhập trên 100 triệu đồng mỗi năm. 

Ngoài ra, với nguồn dược liệu tự nhiên cũng là một trong những nguồn thu nhập đối với một số người dân, qua đó góp phần nâng cao ý thức trong bảo vệ tài nguyên rừng, nguồn dược liệu quý; phòng chống cháy rừng và giúp người dân yên tâm, gắn bó với sản xuất nông - lâm nghiệp, từng bước tạo chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm, góp phần xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn huyện. Cây dược liệu mang lại hiệu quả, góp phần  xóa đói giảm nghèo ở vùng cao. 

Tuy nhiên, nhìn tổng thể thì việc phát triển cây dược liệu vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế. Một số sản phẩm dược liệu gặp khó khăn trong tìm đầu ra, chưa có sự liên kết trong tiêu thụ sản phẩm như quả sơn tra, thảo quả; chưa có quy hoạch để có định hướng phát triển các sản phẩm chủ lực, trọng tâm; chưa có sự tham gia vào cuộc của doanh nghiệp trong nghiên cứu, liên kết trồng, tiêu thụ sản phẩm… 

Để cây dược liệu trở thành một trong những cây trồng chủ lực, mang lại hiệu quả kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho người dân vùng cao, thiết nghĩ các địa phương cần đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về giá trị kinh tế của dược liệu mang lại, vì không chỉ phục vụ cho sản xuất thuốc chữa bệnh mà còn là loại cây trồng có khả năng tham gia chuyển dịch cơ cấu cây trồng, sản xuất hàng hóa nâng cao giá trị kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, phát triển bền vững nhất là đối với người dân vùng cao. 

Cùng đó, tiếp tục xây dựng quy hoạch chi tiết, cụ thể phát triển cây dược liệu chủ lực của từng vùng, từng địa phương trong tỉnh, gắn phát triển cây dược liệu với phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; tỉnh tiếp tục có cơ chế hỗ trợ về vốn, giống, kỹ thuật, công nghệ trong phát triển cây dược liệu nhất là chính sách thu hút đầu tư của các doanh nghiệp vào chế biến.

Hình thành tổ chức sản xuất, tạo liên kết giữa doanh nghiệp sản xuất chế biến dược liệu với người dân, chính quyền để xây dựng, phát triển vùng sản xuất nguyên liệu các loài cây dược liệu theo quy hoạch, đặc biệt đối với những loại dược liệu đang có nhu cầu lớn phù hợp với điều kiện sinh thái và địa lý của từng địa phương

Từng bước xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm cây dược liệu của mỗi địa phương trong tỉnh; khuyến khích các hộ nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tận dụng tán rừng tự nhiên, rừng phòng hộ để phát triển thành vùng sản xuất cây dược liệu tập trung, chuyên canh thuận lợi cho áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong vùng quy hoạch.

Ngọc Trúc

Tags Yên Bái Trạm Tấu Bản Công Xà Hồ Bản Mù Làng Nhì cây dược liệu

Các tin khác
Cây tràm hiện sinh trưởng và phát triển rất tốt trên đất bán ngập hồ Thác Bà.

Trong thời gian qua, để ngành nông nghiệp phát triển theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả gắn với xây dựng nông thôn mới bền vững, huyện Yên Bình đã triển khai nhiều đề án phát triển nông nghiệp đã mang lại hiệu quả. Hiện nay, huyện tiếp tục xây dựng “Đề án trồng cây tràm lá dài dưới cốt 58 hồ Thác Bà, kết hợp nuôi ong mật gắn với du lịch trên địa bàn huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái” .

Vàng miếng tăng gần 5,5 triệu đồng một lượng trong tuần

Giá vàng miếng tăng cao suốt tuần bỏ xa mức đi lên của vàng nhẫn cũng như thị trường thế giới.

Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn cùng đoàn công tác thăm Khu nghiên cứu công nghệ lưu trữ năng lượng Komekurayama, tỉnh Yamanashi, Nhật Bản.

Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Nhật Bản, vừa qua, Đoàn công tác của tỉnh Yên Bái do đồng chí Trần Huy Tuấn – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng đoàn đã đến thăm khu nghiên cứu công nghệ lưu trữ năng lượng Komekurayama (tham quan hệ thống P2G) tại tỉnh Yamanashi, Nhật Bản.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái tại cuộc họp về các giải pháp quản lý thị trường vàng.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Ngân hàng Nhà nước khẩn trương thực hiện ngay việc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đối với thị trường vàng, hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vàng, các cửa hàng, đại lý phân phối và mua bán vàng miếng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục