Yên Bái: Lợi ích cao khi trồng rừng gỗ lớn

  • Cập nhật: Thứ ba, 3/11/2020 | 7:49:41 AM

YênBái - Toàn tỉnh hiện có trên 188.000 ha rừng trồng sản xuất; tuy nhiên, hầu hết diện tích là gỗ nhỏ, hiệu quả kinh tế thấp. Do đó, trồng rừng gỗ lớn tiến tới cấp chứng chỉ Quản lý rừng bền vững FSC nhằm tăng thu nhập cho người dân là hướng đi tất yếu của ngành lâm nghiệp.

Lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm tỉnh cùng cán bộ kiểm lâm huyện Yên Bình khảo sát năng suất rừng trồng.
Lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm tỉnh cùng cán bộ kiểm lâm huyện Yên Bình khảo sát năng suất rừng trồng.


Toàn tỉnh hiện có trên 469.857 ha đất rừng quy hoạch cho lâm nghiệp chiếm 68,2% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh. Tận dụng tối đa thế mạnh phát triển kinh tế đồi rừng, các cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở luôn quan tâm chỉ đạo làm tốt công tác quản lý bảo vệ phát triển rừng và phòng chống cháy rừng; hạn chế đến mức thấp nhất nạn phá rừng trên địa bàn tỉnh. Nhờ đó, tổng diện tích rừng toàn tỉnh luôn ổn định và phát triển qua các năm. 

Bên cạnh đó, công tác trồng rừng phát triển mạnh mẽ và trung bình mỗi năm trồng mới trên 15.000 ha rừng các loại. Đến nay, toàn tỉnh có trên 188.000 ha rừng trồng sản xuất; trong đó, trên 4.000 ha rừng trồng thực hiện cấp chứng chỉ rừng theo tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững FSC với sản lượng gỗ rừng trồng hàng năm đạt gần  500.000 m3

Tính riêng năm 2019, giá trị sản xuất lâm nghiệp (theo giá so sánh năm 2010) đạt 1.789 tỷ đồng, tăng 566 tỷ đồng so với năm 2015. Tuy diện tích, sản lượng gỗ rừng trồng sản xuất đã tăng lên thời gian qua nhưng chủ yếu là rừng gỗ nhỏ với chu kỳ từ 5 - 7 năm theo hình thức quảng canh để làm nguyên liệu giấy và dăm gỗ; tỷ lệ gỗ xẻ chỉ chiếm từ 25-30% trong tổng sản lượng gỗ khai thác, dẫn đến hiệu quả kinh tế tăng thêm trên một đơn vị diện tích còn thấp. 

Để giải bài toán này thì phát triển rừng gỗ lớn, tiến tới cấp chứng chỉ Quản lý rừng bền vững FSC nhằm tăng thu nhập cho người dân là hướng đi tất yếu của ngành lâm nghiệp. 

Theo đánh giá của các chuyên gia và khảo sát tại các hộ đã trồng rừng gỗ lớn được biết, việc chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng gỗ lớn sẽ cho trữ lượng rừng, lượng tăng trưởng bình quân của rừng sau chuyển hóa cao hơn nhiều lần so với trồng rừng gỗ nhỏ. 

Nếu so sánh hiệu quả kinh tế giữa rừng trồng cây keo gỗ lớn chu kỳ kinh doanh 12 năm với rừng keo gỗ nhỏ chu kỳ kinh doanh 8 năm thì rừng keo gỗ lớn tăng thêm khoảng 280 triệu đồng. Có được hiệu quả trên, là do trong quá trình kinh doanh gỗ lớn đã áp dụng biện pháp tỉa thưa rừng.

Tại thời điểm bước vào năm thứ 5 và năm thứ 8, cây rừng có sự sinh trưởng, phát triển mạnh; tuy nhiên, với mật độ dày đã xuất hiện hiện tượng cạnh tranh dinh dưỡng, nếu không tỉa thưa thì cây rừng có xu hướng phát triển về chiều cao, hạn chế phát triển về đường kính. 

Việc tỉa thưa sẽ giúp mở tán, giảm cạnh tranh dinh dưỡng để cây rừng sinh trưởng mạnh về đường kính. Do vậy, sự chênh lệch về sinh trưởng cây rừng giữa 2 hình thức kinh doanh đã bắt đầu thể hiện rõ từ năm thứ 5 đến năm thứ 8 sau khi áp dụng biện pháp tỉa thưa. Đường kính cây rừng kinh doanh gỗ lớn có thể tăng gấp đôi so với kinh doanh gỗ nhỏ. 

Thêm vào đó, giá gỗ cũng có sự chênh lệch lớn và với kinh doanh gỗ nhỏ thì giá bán hiện chỉ 1,1 triệu đồng/m3. Tuy nhiên, với kinh doanh gỗ lớn thì gỗ tại thời điểm khai thác được bán với giá 2,3 - 2,5 triệu đồng/m3 (chênh lệch giá gấp đôi so với giá bán). Lợi ích trồng rừng gỗ lớn đã rõ; tuy nhiên, theo một số hộ trồng rừng thì trở ngại lớn nhất để trồng rừng gỗ lớn vẫn là vốn. 

Do trồng rừng gỗ lớn chu kỳ kinh doanh dài, trong khi ở miền núi kinh tế người dân còn khó khăn, cần quay vòng vốn nhanh để có chi phí trang trải cuộc sống. Trồng rừng gỗ lớn chỉ thuận lợi khi kinh tế người dân đã ổn định. 

Để tháo gỡ khó khăn trên, thúc đẩy kinh tế lâm nghiệp phát triển, ngành nông nghiệp đang xây dựng Dự thảo đề án "Hỗ trợ phát triển rừng trồng gỗ lớn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến 2030”. 

Theo Đề án này thì đến năm 2030 toàn tỉnh phấn đấu thực hiện trồng mới và chuyển hóa rừng kinh doanh gỗ nhỏ sang gỗ lớn khoảng 27.000 ha, chiếm 16% tổng diện tích rừng trồng sản xuất hiện có. Năng suất bình quân rừng trồng kinh doanh gỗ lớn bằng cây sinh trưởng nhanh đạt 20 m3/ha/năm trở lên, trữ lượng bình quân trên 200 m3/ha/chu kỳ 12 năm. Đề án được triển khai tại 5 huyện, thành phố: Yên Bình, Lục Yên, Trấn Yên, Văn Chấn và thành phố Yên Bái.

Đối tượng áp dụng là các hộ gia đình, cá nhân tham gia Đề án có diện tích đất lâm nghiệp từ 0,3  ha trở lên hoặc nhóm hộ, cá nhân liên kết liền lô, khoảnh đạt từ 1 ha trở lên. Cùng đó là hàng loạt các chính sách hỗ trợ và các giải pháp kỹ thuật hỗ trợ người dân trồng và chuyển hóa rừng gỗ lớn. 

Để đạt mục tiêu này, tỉnh đưa ra các giải pháp tuyên truyền về hiệu quả kinh tế, môi trường của rừng gỗ lớn; khuyến khích sử dụng các loại giống mới có năng suất cao, giống tiến bộ kỹ thuật cũng như hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng thâm canh gỗ lớn và chuyển hóa từ rừng kinh doanh gỗ nhỏ sang gỗ lớn. 

Đồng thời, thực hiện tốt các chính sách về khuyến nông, tiếp cận thị trường, xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm; xây dựng cơ chế, chính sách phát triển cây gỗ lớn nhằm thu hút và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư được thuê đất, liên kết trồng rừng gỗ lớn gắn với xây dựng các nhà máy chế biến và tiêu thụ sản phẩm; đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh, chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Đề án được thông qua sẽ là đòn bẩy quan trọng thúc đẩy kinh tế lâm nghiệp phát triển, góp phần nâng cao thu nhập người dân.

Văn Thông

Tags Yên Bái trồng rừng gỗ lớn

Các tin khác
Quang cảnh Hội nghị.

Từ nay đến cuối năm, huyện Văn Yên sẽ thành lập 2 hợp tác xã, 4 tổ hợp tác để hình thành 2 chuỗi liên kết sản xuất trồng dâu nuôi tằm tại 3 xã; xây dựng kế hoạch phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm gắn với phát triển du lịch nông thôn, du lịch trải nghiệm sinh thái về dâu tằm tại các địa phương có lợi thế.

Giá vàng miếng SJC tăng mạnh sau phiên đấu thầu vàng.

Sau hơn 3 tiếng giao dịch buổi sáng, giá vàng SJC bật tăng lên mốc 85 triệu đồng/lượng. Giá vàng SJC tăng mạnh hơn sau khi Ngân hàng Nhà nước đấu thầu vàng lần 1.

Người dân xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái sản xuất miến đao

Phát triển tiểu thủ công nghiệp (TTCN) đang là hướng đi hiệu quả, giúp đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thay đổi bộ mặt nông thôn. Nhiều làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Yên Bái được duy trì, phát triển, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy cùng đoàn công tác thăm Nhà máy ươm tơ tự động của Công ty cổ phần Dâu tằm tơ Yên Bái đóng tại thôn Làng Qua, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên.

Trong 3 năm qua (từ 2021 – 2023), tỉnh Yên Bái đã thu hút được 20 dự án vào lĩnh vực chế biến nông lâm, thủy sản với tổng vốn đầu tư hơn 1.800 tỷ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục