Hội nghị kết nối cung cầu Yên Bái năm 2020

  • Cập nhật: Thứ hai, 30/11/2020 | 6:38:49 PM

YênBái - Ngày 30/11, Sở Công Thương tổ chức Hội nghị kết nối cung cầu Yên Bái năm 2020. Dự Hội nghị có đồng chí Ngô Hạnh Phúc - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo Cục Xúc tiến thương mại - Bộ Công Thương, đại diện sở công thương 14 tỉnh và 60 doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở kinh doanh trong và ngoài tỉnh.

Các đại biểu tham quan gian hàng trưng bày sản phẩm tại Hội nghị.
Các đại biểu tham quan gian hàng trưng bày sản phẩm tại Hội nghị.

Yên Bái là tỉnh miền núi có nhiều tiềm năng phát triển các sản phẩm trong ngành công nghiệp chế biến nông lâm sản thực phẩm; khai thác, chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng; các mặt hàng thủ công mỹ nghệ; các sản phẩm từ nông lâm nghiệp. 

Những năm qua, hoạt động xúc tiến thương mại (XTTM), liên kết vùng, kết nối cung cầu giữa Yên Bái với các tỉnh, thành phố trong vùng và trên cả nước đã được triển khai tích cực, góp phần tăng cường giao thương hàng hóa của Yên Bái nói riêng và các tỉnh, thành phố nói chung. 

Thông qua hoạt động XTTM, nhiều sản phẩm đặc sản của Yên Bái được quảng bá rộng rãi, từng bước thâm nhập vào các kênh phân phối hiện đại và một số sản phẩm đã có mặt tại các thị trường lớn như: Hà Nội, các tỉnh, thành trong cả nước, được người tiêu dùng ưa chuộng.



Các doanh nghiệp ký hợp đồng nguyên tắc, biên bản ghi nhớ.

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Hạnh Phúc nhấn mạnh, lĩnh vực công thương tỉnh Yên Bái những năm gần đây đã đạt được những kết quả quan trọng, tốc độ tăng trưởng bình quân ngành công nghiệp ước đạt 11,6%, giá trị sản xuất công nghiệp năm 2020 ước đạt 13.000 tỷ đồng, tổng mức lưu chuyển hàng hóa ước đạt 19.000 tỷ đồng, giá trị xuất khẩu hàng hóa trực tiếp ước đạt 170 triệu USD. 

Nhiều sản phẩm được sản xuất, tiêu thụ ổn định và tăng trưởng khá như chè, tinh bột sắn, tinh dầu quế, ván ép, sản phẩm may xuất khẩu… 

Thời gian qua, tỉnh Yên Bái đã đẩy mạnh công tác XTTM, mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước; đã xây dựng được hệ thống phân phối, trao đổi thông tin, đẩy mạnh liên kết trong đầu tư sản xuất, cung ứng và tiêu thụ hàng hóa; từng bước tìm kiếm giải pháp để hình thành chuỗi cung ứng, liên kết cung cầu hàng hóa giữa các cơ sở sản xuất với hệ thống phân phối, giúp các doanh nghiệp sản xuất tiêu thụ hàng hóa của mình một cách ổn định và ngày càng phát triển. 



Hội nghị diễn ra chiều 30/11, tại thành phố Yên Bái.

Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh mong muốn, qua Hội nghị lần này, việc kết nối các nhà sản xuất, cung ứng hàng hóa với hệ thống phân phối, cơ sở bán lẻ của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh sẽ từng bước được thiết lập và hoạt động hiệu quả, các doanh nghiệp trong cả nước sẽ tìm kiếm được cơ hội hợp tác đầu tư và kinh doanh lâu dài tại khu vực Tây Bắc nói chung và tỉnh Yên Bái nói riêng. 

Tại Hội nghị, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, nhà phân phối đã thảo luận nhằm tìm giải pháp nâng cao chất lượng mẫu mã, các tiêu chuẩn chất lượng và thủ tục đưa sản phẩm vào các siêu thị, các trung tâm thương mại, thị trường trong và ngoài nước. Đồng thời thúc đẩy hoạt động giao thương giữa các địa phương, đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. 

Tại Hội nghị đã có 10 hợp đồng, biên bản ghi nhớ về tiêu thụ sản phẩm được ký kết. 

Hồng Duyên

Tags Hội nghị kết nối cung cầu Yên Bái

Các tin khác
Yên Bái đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư. Ảnh minh hoạ

Các cấp chính quyền tỉnh Yên Bái thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ kịp thời khó khăn cho doanh nghiệp nhằm đẩy nhanh vốn đầu tư trên địa bàn.

Mô hình chăn nuôi trâu, bò bán chăn thả của hội viên nông dân xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải mang lại hiệu quả kinh tế, giúp người dân xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.

Với địa hình đồi núi hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn, khí hậu khắc nghiệt, khô hanh kéo dài, huyện Mù Cang Chải gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp. Những năm gần đây, Hội Nông dân (HND) huyện Mù Cang Chải đã triển khai nhiều phong trào, hoạt động có ý nghĩa, góp phần tạo sự chuyển biến rõ nét trong phát triển nông nghiệp tại địa phương.

Vườn thanh long được cấp mã số vùng trồng tiêu thụ nội địa của gia đình ông Trần Bá Đức, xã Nghĩa Lộ, thị xã Nghĩa Lộ.

Nhiều năm qua, người trồng cây ăn quả ở xã Nghĩa Lộ, thị xã Nghĩa Lộ đã đẩy mạnh sản xuất theo hướng an toàn, không thuốc trừ cỏ, không tồn dư thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) với quan niệm “sản xuất an toàn, sản phẩm không lo ế”.

Ảnh minh họa

Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh đã có công văn gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố về việc Trung Quốc thông báo chính sách kiểm soát nhập khẩu với dưa hấu của Việt Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục