Chủ động phòng chống bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò

  • Cập nhật: Thứ năm, 7/1/2021 | 7:55:48 AM

YênBái - Từ giữa tháng 10/2020, tại Việt Nam lần đầu tiên xuất hiện bệnh viêm da nổi cục (VDNC) trên trâu, bò tại 13 xã thuộc 03 huyện của 02 tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng với tổng số gia súc mắc bệnh là 232 con bò mắc bệnh, chết 19 con. Đến nay, trên địa bàn tỉnh Yên Bái chưa phát hiện trường hợp trâu, bò nghi mắc bệnh.

Vảy, loét, sẹo trên da bò bị bệnh viêm da nổi cục.
Vảy, loét, sẹo trên da bò bị bệnh viêm da nổi cục.

Hiện nay, bệnh VDNC đã xảy ra ở 83 xã, 33 huyện của 9 tỉnh: Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Cạn, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Sơn La, Hà Giang, Nam Hà làm trên 1.100 con trâu, bò mắc bệnh, trong đó có trên 140 con chết, buộc phải tiêu hủy. Theo nhận định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), nguy cơ dịch bệnh lây lan ra diện rộng rất cao do có tình trạng người dân bán chạy trâu, bò mắc bệnh, nghi mắc bệnh sang một số tỉnh, thành khác. 

Ngày 31/10/2020, Bộ NN&PTNT đã có Công điện khẩn số 7575/CĐ-BNN-TY về việc tập trung nguồn lực và khẩn trương triển khai các biện pháp kiểm soát, phòng, chống bệnh VDNC trên trâu, bò. Ngày 09/12/2020, Bộ NN&PTNT có Chỉ thị số 8634/CT-BNN-TY về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh VDNC trên trâu, bò. Đến nay, trên địa bàn tỉnh Yên Bái chưa phát hiện trường hợp trâu, bò nghi mắc bệnh VDNC. 

Ông Đặng Bình Nguyên - Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Yên Bái cho biết: "Chủ động ngăn chặn bệnh VDNC trên trâu, bò xâm nhiễm vào địa bàn tỉnh, cần tăng cường, chủ động theo dõi, kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động vận chuyển, buôn bán trâu, bò, sản phẩm trâu, bò không rõ nguồn gốc để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm; trường hợp phát hiện ổ dịch nghi ngờ gia súc mắc bệnh cần phải lấy mẫu để xét nghiệm bệnh và nếu mắc bệnh phải tổ chức tiêu hủy theo hướng dẫn của cơ quan thú y"

"Cơ quan chuyên môn chủ động phối hợp với chính quyền các địa phương chỉ đạo tăng cường giám sát, phát hiện, xử lý các trường hợp vận chuyển bất hợp pháp trâu, bò và các sản phẩm trâu, bò vào địa bàn. Đồng thời cần đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền đến người dân, khách du lịch, người chăn nuôi hiểu rõ về sự nguy hiểm của bệnh để thực hiện các giải pháp kiểm soát nguy cơ bệnh xâm nhiễm. Đặc biệt cần chú trọng hướng dẫn người chăn nuôi áp dụng các biện pháp vệ sinh phòng bệnh”. Ông Nguyên nói.

Một số đặc điểm, triệu chứng và bệnh tích

Bệnh viêm da nổi cục (tên tiếng Anh là Lumpy Skin Disease, viết tắt là LSD) là bệnh truyền nhiễm do vi rút thuộc họ Poxviridae gây ra trên trâu, bò. Vi rút này không gây bệnh trên người.

Đường truyền lây qua côn trùng đốt như muỗi, ruồi, ve. Bệnh cũng có thể lây truyền qua vận chuyển trâu, bò mang mầm bệnh; sử dụng chung máng uống, khu vực cho ăn, sữa, tinh dịch và qua tiếp xúc trực tiếp. Dịch bệnh xảy ra theo mùa, chủ yếu vào những tháng ấm, khi côn trùng hoạt động mạnh và phong phú nhất, gây thiệt hại về năng suất do sản lượng sữa giảm mạnh, giảm khả năng sinh sản, sảy thai, tổn thương da, giảm tăng trọng và có thể chết, gây tổn thất về kinh tế do hạn chế vận chuyển và thương mại. Thời gian ủ bệnh trung bình khoảng 4 - 14 ngày. Tỷ lệ trâu, bò mắc bệnh khoảng 10 - 20%; tỷ lệ chết khoảng 1 - 5%.

Triệu chứng chính của bệnh bao gồm: sốt cao (có thể trên 41OC), bỏ ăn, giảm tiết sữa, da và niêm mạc nổi những nốt sần có đường kính khoảng 2 - 5 cm, đặc biệt là vùng da cổ, đầu, bầu vú, cơ quan sinh dục và vùng đáy chậu. Các nốt sần này có hình tròn, chắc và nhô cao, các nốt sần lớn có thể bị hoại tử và cuối cùng là xơ hóa tồn tại trong vài tháng, để lại các vết sẹo có thể tồn tại vĩnh viễn. Các mụn nước, vết hoại tử, vết loét có thể xuất hiện ở màng nhầy của miệng và đường tiêu hóa cũng như trong khí quản và phổi.

Các biện pháp vệ sinh phòng bệnh 

Thường xuyên tổng vệ sinh, phun thuốc sát trùng hoặc sử dụng vôi bột để sát trùng khu vực nuôi... và thuốc diệt côn trùng, ruồi, muỗi, ve, mòng... Bổ sung chất dinh dưỡng, khoáng chất để nâng cao sức đề kháng và tiêm phòng đầy đủ vắc - xin phòng bệnh cho đàn trâu, bò. Con giống phải có nguồn gốc rõ ràng. Khi có gia súc có biểu hiện bị bệnh, nghi bị bệnh, tổ chức tổng vệ sinh, phun thuốc sát trùng, thuốc diệt côn trùng, ruồi, muỗi, ve, mòng... liên tục trong vòng 3 tuần tại các hộ chăn nuôi có gia súc có biểu hiện bị bệnh, nghi bị bệnh đồng thời tổng vệ sinh, phun thuốc sát trùng toàn bộ các vùng có nguy cơ cao, xung quanh hộ chăn nuôi có gia súc bị bệnh. 

Kinh nghiệm phòng, chống dịch bệnh tại các nước châu Âu và Tây Á cho thấy, các biện pháp phòng, chống bệnh chính bao gồm: phát hiện sớm các trường hợp trâu, bò mắc bệnh; tiêu hủy trâu, bò mắc bệnh; tiêm phòng vắc xin VDNC cho trâu, bò. 

Nguyễn Thơm

Tags Yên Bái phòng chống đói rét cho đàn gia súc bệnh viêm da

Các tin khác
Nhóm hàng xuất khẩu tăng nhiều nhất là nhóm công nghiệp và khoáng sản tăng gấp 2,6 lần so cùng kỳ.

Trong 4 tháng đầu năm, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh Yên Bái đạt 125,49 triệu USD, tăng 30% so cùng kỳ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính.

Thủ tướng Phạm Minh Chính lưu ý: Không tăng giá đột ngột, không tăng giá nhiều mặt hàng trong cùng một thời điểm, không tăng giá vào thời điểm tăng lương.

Đã có gần 6.000 cơ sở kinh doanh vàng xuất hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền.

Đã có 5.835 cơ sở kinh doanh vàng, bạc thực hiện áp dụng và sử dụng trên 1,065 triệu hoá đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền. Tuy nhiên, với lĩnh vực gia công vàng bạc có một số trường hợp người mua hàng không lấy hóa đơn dẫn đến cơ quan thuế khó khăn trong việc kiểm soát giao dịch.

Các ngân hàng thương mại phải công khai minh bạch lãi suất cho vay và huy động. Ảnh minh hoạ

Ngân hàng Nhà nước đang xem xét việc nghiêm cấm các tổ chức tín dụng "lách" khuyến mại ẩn dưới mọi hình thức không đúng quy định khi người dân gửi tiết kiệm tiền VND.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục