Trao quyền chỉ dẫn địa lý “Mật ong Mù Cang Chải”

  • Cập nhật: Thứ năm, 7/1/2021 | 9:44:54 AM

YênBái - UBND huyện Mù Cang Chải vừa tổ chức Hội nghị trao quyền chỉ dẫn địa lý “Mật ong Mù Cang Chải” và xác lập quyền đối với nhãn hiệu chứng nhận “Gà xương đen Mù Cang Chải”.

Anh Nguyễn Văn Toản - Phó Giám đốc Hợp tác xã Xây dựng và Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Mù Cang Chải giới thiệu sản phẩm thương hiệu Mật ong hoa tự nhiên Mù Cang Chải.
Anh Nguyễn Văn Toản - Phó Giám đốc Hợp tác xã Xây dựng và Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Mù Cang Chải giới thiệu sản phẩm thương hiệu Mật ong hoa tự nhiên Mù Cang Chải.

Hiện nay, toàn huyện Mù Cang Chải có khoảng trên 2.700 đàn ong, sản lượng mật thu về bình quân hàng năm từ 4.500 - 5.000 lít. Sản phẩm mật ong Mù Cang Chải đã được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao. 


Trang trại gà đen của anh Vàng A Công - bản Mí Háng Tâu, xã Púng Luông, huyện Mù Cang Chải

Gà bản địa xương đen có giá trị dinh dưỡng cao, dùng làm thực phẩm, làm thuốc. Gà xương đen chỉ nặng khoảng 1,2 - 2kg/con. 

Việc cấp chỉ dẫn địa lý và xác lập quyền đối với nhãn hiệu chứng nhận trên là cơ sở pháp lý quan trọng giúp nâng cao giá trị, danh tiếng, thương hiệu của sản phẩm mật ong và gà xương đen Mù Cang Chải trên thị trường.

Mạnh Cường (Trung tâm TT-VH Mù Cang Chải)

Tags quyền chỉ dẫn địa lý mật ong Mù Cang Chải

Các tin khác
Quang cảnh Hội nghị.

Từ nay đến cuối năm, huyện Văn Yên sẽ thành lập 2 hợp tác xã, 4 tổ hợp tác để hình thành 2 chuỗi liên kết sản xuất trồng dâu nuôi tằm tại 3 xã; xây dựng kế hoạch phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm gắn với phát triển du lịch nông thôn, du lịch trải nghiệm sinh thái về dâu tằm tại các địa phương có lợi thế.

Giá vàng miếng SJC tăng mạnh sau phiên đấu thầu vàng.

Sau hơn 3 tiếng giao dịch buổi sáng, giá vàng SJC bật tăng lên mốc 85 triệu đồng/lượng. Giá vàng SJC tăng mạnh hơn sau khi Ngân hàng Nhà nước đấu thầu vàng lần 1.

Người dân xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái sản xuất miến đao

Phát triển tiểu thủ công nghiệp (TTCN) đang là hướng đi hiệu quả, giúp đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thay đổi bộ mặt nông thôn. Nhiều làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Yên Bái được duy trì, phát triển, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy cùng đoàn công tác thăm Nhà máy ươm tơ tự động của Công ty cổ phần Dâu tằm tơ Yên Bái đóng tại thôn Làng Qua, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên.

Trong 3 năm qua (từ 2021 – 2023), tỉnh Yên Bái đã thu hút được 20 dự án vào lĩnh vực chế biến nông lâm, thủy sản với tổng vốn đầu tư hơn 1.800 tỷ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục