Nông nghiệp Yên Bái một năm vượt khó

  • Cập nhật: Thứ tư, 13/1/2021 | 7:40:27 AM

YênBái - Tốc độ tăng tổng sản phẩm nông, lâm nghiệp, thủy sản của tỉnh Yên Bái năm 2020 ước tăng 5% so với cùng kỳ. Cơ cấu tổng sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản sản năm 2020 chiếm 25% trong cơ cấu GRDP của tỉnh.

Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” được triển khai sâu rộng và phát huy hiệu quả. Ảnh: Người dân đến tham quan, mua sắm trong gian hàng bán sản phẩm OCOP tại Lục Yên.
Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” được triển khai sâu rộng và phát huy hiệu quả. Ảnh: Người dân đến tham quan, mua sắm trong gian hàng bán sản phẩm OCOP tại Lục Yên.

Năm 2020, khu vực nông nghiệp, nông thôn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Đặc biệt, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nhiều mặt hàng nông sản chủ lực của tỉnh gặp khó khăn về đầu ra như ván bóc, gỗ dán, ván ghép thanh và các sản phẩm gỗ rừng trồng; vỏ quế, tinh dầu quế, măng tre Bát độ. Khó khăn kể trên khiến ngành nông nghiệp đứng trước nguy cơ sụt giảm nghiêm trọng cả về sản lượng sản xuất và kim ngạch xuất khẩu.


Trước thực trạng trên, ngành nông nghiệp tỉnh đề ra kịch bản và các giải pháp để khắc phục. Trong đó, tập trung đồng bộ các giải pháp cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM); Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm”, chú trọng phát triển những sản phẩm nông nghiệp chủ lực, lợi thế của từng địa phương theo hướng hàng hóa tập trung gắn với chuỗi liên kết giá trị bền vững. 

Đặc biệt, để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân ổn định phát triển sản xuất kinh doanh, góp phần bù đắp những thiếu hụt về giá trị sản xuất một số sản phẩm nông - lâm nghiệp, dịch vụ bị ảnh hưởng do dịch bệnh Covid-19 gây ra, tỉnh kịp thời ban hành một số chính sách đặc thù hỗ trợ sản xuất nông nghiệp ứng phó với Covid -19 theo Nghị quyết số 13 ngày 14/4/2020 của HĐND tỉnh. 

Nhờ đó, tốc độ tăng tổng sản phẩm nông, lâm nghiệp, thủy sản năm 2020 ước tăng 5% so với cùng kỳ. Cơ cấu tổng sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản sản năm 2020 chiếm 25% trong cơ cấu GRDP của tỉnh. 

Nổi bật là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các địa phương tập trung chỉ đạo tốt sản xuất, chủ động xây dựng và sớm ban hành cơ cấu giống, khung lịch thời vụ. Nhờ đó, trong năm toàn tỉnh vẫn đưa vào gieo cấy được trên 72.217 ha cây lương thực có hạt, tăng trên 684 ha so với năm trước. 

Tổng sản lượng lương thực có hạt ước đạt trên 319.771 tấn, tăng  hơn 5.507 tấn so với năm 2019, trong đó, sản lượng thóc đạt trên 217.434 tấn, sản lượng ngô đạt trên 102.337 tấn. Cây công nghiệp ngắn ngày, cây rau màu các loại đều cho năng suất và sản lượng cao. 

Cùng với đảm bảo an ninh lương thực trong mọi tình huống, các địa phương đẩy mạnh tái cơ cấu ngành chăn nuôi, đa dạng hóa vật nuôi, tập trung phát triển chăn nuôi đại gia súc, gia cầm, thủy sản để bù đắp thiếu hụt sản phẩm thịt lợn, đồng thời thực hiện các biện pháp để bình ổn giá thịt lợn, làm tốt công tác phòng chống dịch và đẩy mạnh tái đàn lợn. 

Nhờ sớm có kịch bản chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi nên mặc dù tổng đàn gia súc chính mới đạt 99,6% kế hoạch tương đương với 655.181 con, tuy nhiên sản lượng thịt hơi xuất chuồng các loại vẫn đạt 65.610 tấn, đạt 117,6% chỉ tiêu kế hoạch. Diện tích nuôi trồng khai thác thủy sản được duy trì ổn định 22.267 ha, sản lượng nuôi trồng và khai thác ước đạt 11.640 tấn. 

Lĩnh vực lâm nghiệp có chuyển biến trong công tác chỉ đạo, thực hiện, trong năm toàn tỉnh trồng mới được 16.731 ha rừng vượt bằng 104,6% kế hoạch. Năm 2020, ghi nhận sự nỗ lực của ngành nông nghiệp trong việc phối hợp với các địa phương triển khai thực hiện hiệu quả các dự án liên kết theo chuỗi giá trị, đẩy mạnh chứng nhận nhãn hiệu sản phẩm, quảng bá, giới thiệu, kết nối cung cầu tìm kiếm kênh tiêu thụ để đảm bảo đầu ra cho sản xuất; thực hiện có hiệu quả Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm” - OCOP.

Đến nay, toàn tỉnh đã có 83 sản phẩm OCOP, trong đó có 5 sản phẩm 4 sao và 78 sản phẩm 3 sao. Chương trình xây dựng NTM tiếp tục được tập trung chỉ đạo thực hiện toàn diện đồng bộ. Tính riêng năm 2020 toàn tỉnh có thêm 12 xã được công nhận đạt chuẩn NTM, 6 xã NTM nâng cao, 3 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, nâng tổng số xã đạt chuẩn NTM của toàn tỉnh lên 76 xã. 

Trong bối cảnh dịch bệnh, những thành quả này trở thành dấu ấn của toàn ngành nông nghiệp trong bức tranh kinh tế - xã hội, góp phần quan trọng để tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) giữ được mức tăng trưởng 5,41%.

Năm 2021, ngành nông nghiệp phấn đấu tốc độ tăng trưởng đạt trên 4,53%. Để đạt mục tiêu này ngành tiếp tục triển khai có hiệu quả các đề án hỗ trợ phát triển sản xuất. 

Trong đó, duy trì và nâng cao chất lượng 10 sản phẩm chủ lực và 10 sản phẩm đặc sản hữu cơ gắn với việc nâng cao chất lượng và xúc tiến thương mại nhằm giới thiệu, quảng bá, tìm kiếm đầu ra ổn định cho sản phẩm.

Hướng dẫn hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu, xác lập bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với 3 sản phẩm: chè Shan Phình Hồ, gạo nếp Lào Mu - Khánh Thiện và chè xanh Hán Đà; duy trì và phát huy hiệu quả các dự án đã có và phát triển mới 17 dự án liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị; tiêu chuẩn hóa thêm 35 sản phẩm OCOP.

Cùng với đó, ngành tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp thích ứng với biến đổi khí hậu, phấn đấu tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 313.000 tấn; tổng đàn gia súc chính đạt 752.500 con; sản lượng thịt hơi xuất chuồng các loại đạt 53.000 tấn. 

Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng, trồng mới 15.000 ha rừng các loại; đẩy nhanh tiến độ cấp chứng chỉ rừng theo tiêu chuẩn quốc tế, phấn đấu có 23.500 ha rừng trồng được cấp chứng chỉ FSC; khẩn trương xây dựng đề án trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Yên Bái thành lập Khu lâm nghiệp công nghệ cao vùng Tây Bắc. 

Đồng thời, huy động nguồn lực và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, phát huy vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng NTM hiệu quả, bền vững, phấn đấu toàn tỉnh có thêm 10 xã đạt chuẩn NTM, 10 xã đạt chuẩn NTM nâng cao.

Văn Thông

Tags Nông nghiệp Yên Bái chứng chỉ FSC nông sản chủ lực OCOP Covid-19

Các tin khác
Mô hình phát triển nuôi cá lồng trên hồ Thác Bà mang lại thu nhập ổn định cho người dân.

Thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021- 2024, huyện Yên Bình đã được giao vốn đầu tư thực hiện đạt trên 304,2 tỷ đồng.

Đấu thầu vàng miếng nhằm tăng nguồn cung vàng ra thị trường. (Ảnh minh họa)

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết sẽ phát thông báo đấu thầu vàng miếng ngay trong chiều nay (19/4) và sẽ tiến hành đấu thầu luôn trong thứ Hai tuần tới (22/4).

Nhân dân bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải phát triển chăn nuôi lợn theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh.

Là huyện vùng cao, đời sống kinh tế của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Với lợi thế về nhân lực, phụ phẩm nông nghiệp, điều kiện tự nhiên có nhiều diện tích đất rừng thích hợp cho chăn thả gia súc nên chăn nuôi gia súc từ lâu đã trở thành thế mạnh của người dân huyện Mù Cang Chải.

Cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Văn Chấn hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng rừng.

Năm 2024, toàn huyện Văn Chấn phấn đấu trồng rừng mới 3.100ha, đến nay đã trồng đạt 2.370,2 ha, bằng 74,6% kế hoạch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục