Yên Bái tập trung phòng, chống đói, rét, dịch bệnh cho vật nuôi

  • Cập nhật: Thứ tư, 1/12/2021 | 7:37:36 AM

YênBái - Theo dự báo, mùa đông năm nay sẽ xuất hiện nhiều đợt rét đậm, rét hại, nhất là tại các địa phương vùng cao và tập trung nhiều trong khoảng giữa tháng 12/2021 đến tháng 2/2022. Để chủ động, các địa phương trong tỉnh đã chỉ đạo cơ sở tập trung tuyên truyền về phòng, chống đói, rét, dịch bệnh (PCĐRDB) cho gia súc nhằm giảm thiểu thiệt hại cho người chăn nuôi.

Nông dân huyện Lục Yên thu hoạch ngô để dự trữ bổ sung thức ăn cho trâu, bò trong những ngày giá rét.
Nông dân huyện Lục Yên thu hoạch ngô để dự trữ bổ sung thức ăn cho trâu, bò trong những ngày giá rét.

Huyện Văn Chấn hiện có tổng đàn gia súc chính gần 116.087 con; trong đó, có 16.142 con trâu, 7.015 con bò, 92.930 con lợn. Để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại đối với đàn gia súc do đói, rét, dịch bệnh; đồng thời, đẩy mạnh phát triển chăn nuôi nên bước vào vụ đông xuân 2021 - 2022, UBND huyện đã ban hành Quyết định số 4098 ngày 3/11/2021 về phân công nhiệm vụ PCĐRDB cho gia súc. 

Trong đó, yêu cầu 100% các xã, thị trấn chủ động tuyên truyền, vận động các hộ chăn nuôi thực hiện bắt buộc các biện pháp PCĐRDB cho gia súc về chuồng trại; các đoàn thể chính trị - xã hội có trách nhiệm chỉ đạo cấp hội, đoàn thể cơ sở, các hội viên tích cực phối hợp với chính quyền tuyên truyền, thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật PCĐRDB cho đàn vật nuôi; các hộ chăn nuôi phải sử dụng bạt dứa, phên nứa hoặc vật liệu khác có sẵn để che chắn chuồng trại giữ ấm cho gia súc khi có rét đậm, rét hại và mưa tuyết, băng giá, không để đọng nước trên nền chuồng... 

Chia sẻ về công tác này, ông Nông Ích Chấn -  Phó Chủ tịch UBND, Trưởng ban Ban Chỉ đạo PCĐRDB cho đàn vật nuôi huyện Văn Chấn cho biết: UBND huyện đã phân công cán bộ thường xuyên đến các xã, thôn nắm bắt tình hình và chỉ đạo công tác PCĐRDB cho đàn gia súc, gia cầm; tiêm phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc theo đúng định kỳ; chủ động cập nhật diễn biến thời tiết, khí hậu, đặc biệt là các đợt rét đậm, rét hại để thông tin kịp thời cho người dân biết; hướng dẫn nhân dân che chắn, sửa chữa hoặc làm mới chuồng trại chăn nuôi; thực hiện nuôi nhốt trâu, bò tại chuồng khi nhiệt độ xuống quá thấp; đảm bảo dự trữ đủ lượng thức ăn thô xanh, hướng dẫn cách chế biến, bảo quản thức ăn cho trâu, bò trong mùa khan hiếm thức ăn.

Vận động nhân dân dự trữ rơm khô, ngô, cám gạo, cháo loãng, làm thức ăn tinh bột cho gia súc bổ sung vào những ngày rét đậm, rét hại, mưa tuyết, băng giá kéo dài. Vận động nhân dân trồng, chăm sóc ngô sinh khối thay vì thu hoạch để lấy hạt lúc bắp ngô đã chín hoàn toàn và cây ngô thu hoạch làm thức ăn cho gia súc ở giai đoạn bắp ngô chín sáp sẽ đảm bảo độ mềm, giàu dinh dưỡng… cho vật nuôi.             
                          
Tại huyện Lục Yên, công tác PCĐRDB cho gia súc cũng được UBND huyện chỉ đạo tích cực. Toàn huyện hiện có trên 18.050 con trâu, 1.650 con bò, 89.400 con lợn. 

Để đảm bảo không có gia súc bị đói, rét trong mùa đông, ngay từ tháng 10, UBND huyện đã có những kế hoạch cụ thể và có văn bản chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Dịch vụ Hỗ trợ và phát triển nông nghiệp, Trạm Khuyến nông, UBND các xã, thị trấn rà soát, thống kê lên danh sách các hộ chăn nuôi có chuồng kiên cố, tạm bợ và hỗ trợ bạt để che chắn, tăng cường thông tin tuyên truyền, phổ biến các biện pháp kỹ thuật, kinh nghiệm trong PCĐRDB cho vật nuôi; cập nhật diễn biến thời tiết thường xuyên, đặc biệt là các đợt rét đậm, rét hại sẽ xảy ra.

Phân công cán bộ phụ trách về thôn, cụm dân cư để hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện PCĐRDB cho vật nuôi nhằm thay đổi nhận thức và phát huy nguồn lực sẵn có để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do đói, rét, dịch bệnh gây ra. Theo đó, người chăn nuôi ở các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã tích cực sửa chữa lại chuồng trại, dự trữ thức ăn như rơm và các loại cỏ trồng…

Ông Triệu Minh Giám - Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Hỗ trợ và phát triển nông nghiệp huyện Lục Yên cho biết: để bảo đảm đủ thức ăn cho đàn gia súc trong tiết trời lạnh giá, huyện đã hướng dẫn các hộ thực hiện các biện pháp bảo quản và dự trữ thức ăn, nhất là rơm rạ, cỏ khô; tận dụng các sản phẩm nông nghiệp như: khoai, sắn, ngô để ủ chua làm tăng nguồn thức ăn cho trâu, bò. Vào những ngày trời rét đậm, rét hại cần bổ sung thêm thức ăn tinh và nước muối pha loãng để bổ sung dinh dưỡng, tăng sức đề kháng, đảm bảo cho đàn gia súc phát triển khỏe mạnh. 

Vận động người dân không thả rông gia súc trên rừng núi và trong những ngày nhiệt độ ngoài trời xuống dưới 12 độ C phải chủ động đưa gia súc về nuôi nhốt trong chuồng kín gió, nền chuồng khô ráo, sưởi ấm vào ban đêm; tăng cường chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng trâu, bò già, yếu và gia súc non cần có chế độ nuôi dưỡng phù hợp để tăng cường PCĐRDB; hướng dẫn các hộ chăn nuôi thường xuyên vệ sinh chuồng trại, thu gom phân, rác độn chuồng bảo đảm nền chuồng luôn khô ráo, không bị đọng nước…
Quang Thiều

Tags Yên Bái phòng chống đói rét dịch bệnh cho vật nuôi giải pháp đồng bộ đàn trâu bò Văn Chấn Lục Yên rét đậm rét hại

Các tin khác
Giám đốc HTX chế biến, kinh doanh các sản phẩm từ táo mèo Đoàn Thị Lương giới thiệu với khách hàng về sản phẩm mứt táo mèo.

Thời gian qua, nhờ sự vào cuộc tích cực của doanh nghiệp và sự đồng hành của người tiêu dùng, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” (gọi tắt là Cuộc vận động) đã làm thay đổi nhận thức, tâm lý của các doanh nghiệp cung ứng cũng như người tiêu dùng trên địa bàn thành phố Yên Bái về hàng xuất xứ trong nước. Trước là “ưu tiên”, giờ là “tự hào”, hàng Việt đang ngày càng chiếm lĩnh niềm tin và trở thành sự lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng thành phố.

Người Dao xã Viễn Sơn, huyện Văn Yên thu hoạch quế.

Từ một cây trồng truyền thống của đồng bào Dao, từ phong trào “Đồi quế ơn Bác”, giờ đây, tỉnh Yên Bái đã có một vùng nguyên liệu quế đứng đầu cả nước gắn với công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Cây quế không chỉ gắn bó máu thịt với đồng bào các dân tộc tỉnh Yên Bái mà còn là cây trồng có giá trị lớn, ít cây nào sánh bằng.

Thành phố Yên Bái đã chính thức được Thủ tướng Chính phủ công nhận là đô thị loại II, trực thuộc tỉnh Yên Bái. Đây là sự kiện đánh dấu bước phát triển lịch sử của đô thị tỉnh lỵ Yên Bái, là niềm vinh dự, tự hào to lớn của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố sau nhiều năm nỗ lực, phấn đấu. Một thành phố “Xanh, hài hòa, bản sắc, hạnh phúc” – một đô thị thông minh, hạnh phúc và đáng sống đang dần hiện lên giữa trập trùng núi rừng Tây Bắc.

Thiết thực chào mừng kỷ niệm 65 năm Ngày Bác Hồ thăm Yên Bái (25/9/1958 - 25/9/2023) và những ngày lễ lớn trong năm 2023, chiều nay - 24/9, UBND tỉnh Yên Bái đã tổ chức Lễ khánh thành công trình cầu Giới Phiên, xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục