Nông dân Yên Bái với những sản phẩm OCOP

  • Cập nhật: Thứ năm, 23/12/2021 | 1:54:06 PM

YênBái - Sau 2 năm Hội Nông dân (HND) tỉnh triển khai Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã từng bước tạo thương hiệu cho các sản phẩm nông sản các địa phương, định danh nông sản, xây dựng chuỗi giá trị thị trường… Qua đó, thu hút nhiều công ty, hợp tác xã (HTX) tham gia, góp phần đưa những sản phẩm chất lượng cao của nông dân đến thị trường.

Nhiều sản phẩm nông sản của Yên Bái đạt tiêu chuẩn 3 sao được đưa ra thị trường tiêu thụ.
Nhiều sản phẩm nông sản của Yên Bái đạt tiêu chuẩn 3 sao được đưa ra thị trường tiêu thụ.


Ngay từ đầu năm 2020, HND tỉnh đã chủ động phối hợp với ngành nông nghiệp tổ chức khảo sát sản phẩm, tư vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX, các cơ sở kinh doanh quy trình, thủ tục xây dựng và phát triển sản phẩm OCOP. Trọng tâm của Chương trình là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương. 

Qua đó, tạo thành chuỗi giá trị, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn, tạo việc làm, nâng cao thu nhập gắn với bảo vệ môi trường và bảo tồn những giá trị truyền thống tốt đẹp của nông thôn. 

Nhiều nhiệm vụ, giải pháp đề ra để thực hiện như: nâng cao năng lực quản lý, điều hành thực hiện chương trình; tăng cường công tác tuyên truyền thông qua các lớp tập huấn; ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và xây dựng nhãn hiệu sản phẩm; phát triển các hình thức sản xuất; lồng ghép các chính sách hỗ trợ; tổ chức đánh giá chất lượng sản phẩm; tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại; tăng cường kiểm tra, giám sát quản lý thực hiện Chương trình… 

Năm 2020, HND đã ra mắt 11 sản phẩm OCOP. Trong đó, 9 sản phẩm đạt chuẩn 3 sao gồm: miến dong Giáp Hậu của HTX miến dong xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái; cam lòng vàng của HTX Sản xuất và Dịch vụ cam xã Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn; chuối sấy dẻo của HTX Dịch vụ chế biến nông sản xã Việt Thành, huyện Trấn Yên; An Đường Cao, dạng cao đóng hộp của Công ty TNHH Nam dược Đại Phú An, huyện Văn Yên… 

Đạt tiêu chuẩn 4 sao gồm: Trà táo mèo Shan Thịnh, Công ty TNHH Sản xuất Y học cổ truyền và Đông dược Thế Gia, tại xã Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn; làng du lịch cộng đồng (homestay) Kim Nọi, HND thị trấn Mù Cang Chải. 

Năm 2021, HND thực hiện kế hoạch của tỉnh xây dựng 5 sản phẩm OCOP, nhưng đến hết tháng 12, Hội đã thực hiện được 8 sản phẩm đạt 3 sao gồm: Tinh dầu quế, HTX Đào Thịnh, huyện Trấn Yên; thanh long ruột đỏ, HTX xã Minh Quân, huyện Trấn Yên; cá rô phi sấy hồ Thác Bà, huyện Yên Bình; gạo nếp tan, HTX xã Khau Phạ, huyện Mù Cang Chải; Đại Lão Vương trà - Diệp trà, HTX Suối Giàng huyện Văn Chấn… 

Ông Giàng A Câu - Chủ tịch HND tỉnh cho biết: "Tuy mới 2 năm HND tham gia Chương trình OCOP nhưng chúng tôi thấy đây là cơ hội để các doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh giới thiệu, quảng bá sản phẩm nông sản tốt cho thị trường nhằm nâng cao giá trị, thu nhập, góp phần chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh sản xuất hàng hóa, thúc đẩy kinh tế ở khu vực nông thôn. OCOP còn có cả các dịch vụ homestay, góp phần quảng bá, giới thiệu văn hóa, du lịch của vùng miền đến với du khách trong và ngoài nước. Qua tìm hiểu thực tế tại cơ sở, chúng tôi thấy trong tỉnh còn có rất nhiều sản phẩm nông sản tạo thương hiệu OCOP như: quế, dâu tằm, măng…, góp phần tạo chỗ đứng trên thị trường trong và ngoài nước…”.

Chương trình OCOP của Yên Bái bước đầu tạo hiệu ứng tích cực trong phát triển sản phẩm đặc trưng của từng vùng với những sản phẩm có chất lượng theo đúng quy chuẩn, có tính cạnh tranh với thị trường cao. 

Để Chương trình OCOP tiếp tục đi vào chiều sâu, HND và các ngành, địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo, tập huấn nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, có trình độ chuyên sâu về phát triển sản phẩm và xây dựng hệ thống dữ liệu về quản lý chương trình; xây dựng hệ thống quản lý, giám sát chất lượng cho sản phẩm OCOP; tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại để quảng bá sản phẩm thông qua các hội chợ, triển lãm; cần ban hành cơ chế, chính sách cho Chương trình OCOP để hỗ trợ nhằm khuyến khích các doanh nghiệp, HTX tham gia… 

Mục tiêu năm 2022, HND tiếp tục xây dựng 5 sản phẩm theo Chương trình OCOP; tập trung đổi mới tổ chức sản xuất theo hướng phát triển, hợp tác, liên kết giữa doanh nghiệp, HTX với người dân trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập, tạo đà cho kinh tế các địa phương tiếp tục phát triển, diện mạo nông thôn được thay đổi theo hướng văn minh và phát triển bền vững.

Thạch Phong

Tags Yên Bái nông dân sản phẩm OCOP công ty hợp tác xã giới thiệu quảng bá

Các tin khác
Mô hình phát triển nuôi cá lồng trên hồ Thác Bà mang lại thu nhập ổn định cho người dân.

Thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021- 2024, huyện Yên Bình đã được giao vốn đầu tư thực hiện đạt trên 304,2 tỷ đồng.

Đấu thầu vàng miếng nhằm tăng nguồn cung vàng ra thị trường. (Ảnh minh họa)

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết sẽ phát thông báo đấu thầu vàng miếng ngay trong chiều nay (19/4) và sẽ tiến hành đấu thầu luôn trong thứ Hai tuần tới (22/4).

Nhân dân bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải phát triển chăn nuôi lợn theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh.

Là huyện vùng cao, đời sống kinh tế của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Với lợi thế về nhân lực, phụ phẩm nông nghiệp, điều kiện tự nhiên có nhiều diện tích đất rừng thích hợp cho chăn thả gia súc nên chăn nuôi gia súc từ lâu đã trở thành thế mạnh của người dân huyện Mù Cang Chải.

Cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Văn Chấn hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng rừng.

Năm 2024, toàn huyện Văn Chấn phấn đấu trồng rừng mới 3.100ha, đến nay đã trồng đạt 2.370,2 ha, bằng 74,6% kế hoạch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục