Yên Bái kiểm soát chặt chẽ thị trường hàng hóa mùa dịch

  • Cập nhật: Thứ tư, 23/3/2022 | 7:33:38 AM

YênBái - Các đội quản lýthị trường tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, quản lý địa bàn được phân công, theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả các mặt hàng, nhất là đối với một số mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống hằng ngày của người dân như xăng dầu, thuốc, vật tư y tế phòng chống dịch, lương thực, thực phẩm...

Các siêu thị, cửa hàng bảo đảm đủ lượng hàng hóa phục vụ người tiêu dùng.
Các siêu thị, cửa hàng bảo đảm đủ lượng hàng hóa phục vụ người tiêu dùng.


Thời gian qua, mặt hàng xăng dầu tăng giá kéo theo giá các mặt hàng tiêu dùng, thực phẩm đồng loạt tăng theo. Điều này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân. Đặc biệt, trong suốt 2 năm qua, cuộc sống của người dân bị xáo trộn, thu nhập không ổn định nên phải co, kéo từng khoản chi tiêu. 

Là giáo viên một trường mầm non tư thục trên địa bàn thành phố Yên Bái, từ 2 tháng nay chị Lan Anh ở phường Yên Thịnh phải nghỉ làm do dịch bệnh nhà trường đóng cửa. "Cuộc sống vốn dĩ đã khó nay lại càng khó hơn, giờ không có lương mà cái gì cũng tăng 1 chút nên bây giờ tiêu cái gì cũng phải tính toán hợp lý” - chị Lan Anh chia sẻ. 

Trong khi dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, xăng dầu tăng giá liên tục kéo theo sự biến động rất lớn của thị trường, tác động tiêu cực đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh nói riêng. Tổng mức bán lẻ trên địa bàn tỉnh tháng 02/2022 đạt trên 1.569 tỷ đồng, giảm 7,35% so với tháng trước. Trước những khó khăn trên, các ngành chức năng tăng cường các biện pháp bình ổn thị trường, bảo đảm quyền lợi của người tiêu dùng.

Ông Phan Bá Hùng - Quyền Cục trưởng, Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh cho biết: "Cục QLTT đã thực hiện theo đúng sự chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công Thương, UBND tỉnh và Tổng cục QLTT, kiên quyết xử lý nghiêm minh các hành vi lợi dụng tình hình dịch bệnh Covid-19 để tăng giá bán các mặt hàng thiết yếu bất hợp lý, kịp thời ngăn chặn hành vi đầu cơ, găm hàng, thu lợi bất chính và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Cụ thể, vừa qua Cục tạm giữ trên 6.000 sản phẩm Kit - test nhanh SARS-CoV-2, que lấy mẫu SARS-CoV-2 do nước ngoài sản xuất, không có hóa đơn chứng từ với tổng trị giá trên 237 triệu đồng”. 

Bên cạnh đó, Cục QLTT đã chỉ đạo các đội tại các huyện, thành phố tổ chức việc giám sát; vận động các nhà thuốc, cơ sở kinh doanh các mặt hàng thiết yếu, lương thực, thực phẩm chủ động nguồn cung ứng, kịp thời cung cấp cho người tiêu dùng những sản phẩm hàng hóa đảm bảo chất lượng, giá cả hợp lý, góp phần ổn định cung cầu thị trường. 

Đồng thời, tổ chức cho các cơ sở kinh doanh ký cam kết niêm yết công khai giá bán, không đầu cơ, găm hàng, tăng giá bán, không kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, không đảm bảo an toàn thực phẩm. 

Theo đó, các đội QLTT tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, quản lý địa bàn được phân công, theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả các mặt hàng, nhất là đối với một số mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống hằng ngày của người dân như xăng dầu, thuốc, vật tư y tế phòng chống dịch, lương thực, thực phẩm... nhằm kịp thời phát hiện, kiên quyết xử lý các tổ chức, cá nhân có hành vi lợi dụng thị trường có biến động về cung cầu, giá cả hàng hóa để đầu cơ, găm hàng, thu lời bất chính. 

Chủ động phối hợp với các ngành chức năng, chính quyền địa phương tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, thu thập, xác minh thông tin, giám sát việc kê khai giá, niêm yết giá bán và bán đúng giá niêm yết đối với mặt hàng xăng dầu, thiết bị, vật tư y tế phòng, chống dịch và những mặt hàng tiêu dùng, lương thực, thực phẩm... 

Chú trọng kiểm soát phương tiện vận chuyển hàng hóa trên khâu lưu thông, nhất là đối với mặt hàng xăng dầu và thiết bị, vật tư y tế nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm đúng theo quy định của pháp luật. 

Với sự vào cuộc của các cấp, các ngành, hiện tại thị trường hàng hóa thiết yếu trên địa bàn tỉnh vẫn ổn định. Thời gian tới, các ngành chức năng tiếp tục theo dõi sát diễn biến thị trường hàng hóa để kịp thời có phương án xử lý những bất ổn về cung, cầu hàng hóa, bình ổn thị trường.

Ông Trịnh Văn Thành -  Phó Giám đốc Sở Công Thương: "Trong thời điểm này, ngành công thương tăng cường theo dõi, giám sát chặt chẽ thị trường; đảm bảo cân đối cung cầu, lưu thông hàng hóa thông suốt, không để xảy ra hiện tượng đầu cơ trục lợi, găm hàng, chờ tăng giá hoặc lợi dụng dịch bệnh để tăng giá bất hợp lý. Kịp thời nắm bắt thông tin khi xuất hiện tình trạng khan hiếm các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, đặc biệt là xăng dầu, lương thực, thực phẩm; chủ động giải quyết theo thẩm quyền hoặc báo cáo, đề xuất cấp có thẩm quyền triển khai giải pháp bảo đảm ổn định thị trường; kiên quyết xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các tổ chức, đơn vị, cá nhân có hành vi vi phạm góp phần bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”.

Hồng Duyên

Tags Yên Bái kiểm soát thị trường hàng hóa dịch bệnh Covid-19

Các tin khác
Các doanh nghiệp mong muốn được tiếp cận vốn tín dụng có chi phí thấp hơn.

Ngân hàng Nhà nước đề xuất các bộ, ngành, địa phương có giải pháp tăng khả năng tiếp cận tín dụng với doanh nghiệp.

Hoạt động sản xuất của doanh nghiệp tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc. Ảnh: Phạm Hùng

Dự báo, doanh nghiệp (DN) vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, do đó rất cần sự đồng hành hỗ trợ của Chính phủ.

Nhóm hàng xuất khẩu tăng nhiều nhất là nhóm công nghiệp và khoáng sản tăng gấp 2,6 lần so cùng kỳ.

Trong 4 tháng đầu năm, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh Yên Bái đạt 125,49 triệu USD, tăng 30% so cùng kỳ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính.

Thủ tướng Phạm Minh Chính lưu ý: Không tăng giá đột ngột, không tăng giá nhiều mặt hàng trong cùng một thời điểm, không tăng giá vào thời điểm tăng lương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục