Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Lục Yên: Tăng cường kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay

  • Cập nhật: Thứ tư, 15/6/2022 | 1:51:46 PM

YênBái - Triển khai thực hiện Nghị quyết (NQ) số 11/NQ-CP về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, với phương châm tất cả khách hàng đúng đối tượng, đủ điều kiện, có nhu cầu vay vốn đều được tiếp cận nguồn vốn, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Lục Yên đã tập trung làm tốt ngay từ khâu tuyên truyền, rà soát nhu cầu vay vốn tại cơ sở.

Một phiên giao dịch tại Điểm giao dịch xã Minh Xuân.
Một phiên giao dịch tại Điểm giao dịch xã Minh Xuân.

Ngày 30/01/2022, Chính phủ ban hành Nghị quyết (NQ) số 11/NQ-CP về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai NQ số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội khóa XV về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình. NHCSXH huyện Lục Yên đã ban hành Quyết định số 191/QĐ-NHCS ngày 25/02/2022 về việc thành lập Tổ chỉ đạo triển khai NQ 11, phân công nhiệm vụ cho Tổ chỉ đạo và ban hành các kế hoạch, văn bản triển khai thực hiện, phối hợp thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi (TDUĐ) theo NQ 11. 

Đơn vị đã tham mưu giúp UBND huyện ban hành Văn bản số 206/UBND-NHCS ngày 09/03/2022 về việc triển khai các chính sách TDUĐ theo NQ 11. Ngay khi có văn bản chỉ đạo khảo sát nhu cầu vay vốn các chương trình cho vay theo NQ 11 của NHCSXH tỉnh, Phòng Giao dịch đã họp triển khai hướng dẫn mẫu biểu đến toàn thể cán bộ tín dụng. Tại cơ sở, cán bộ tín dụng chủ động tham mưu giúp UBND các xã ban hành văn bản về việc rà soát nhu cầu vay vốn các chương trình tín dụng chính sách theo NQ 11 và gửi trực tiếp cho các trưởng thôn để tiến hành rà soát. Cán bộ tín dụng, cán bộ hội chịu trách nhiệm cung cấp mẫu biểu, văn bản tóm tắt các chương trình tín dụng cần rà soát đến các trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố.

Theo NQ 11, Phòng Giao dịch NHCSXH huyện được giao triển khai thực hiện 5 chương trình TDUĐ trong năm 2022 - 2023 với số vốn đã được phân giao 21,24 tỷ đồng. Đơn vị đã ký văn bản phối hợp thực hiện chính sách TDUĐ theo NQ 11 với 4 tổ chức chính trị - xã hội cấp huyện. Các tổ chức này đã chỉ đạo, giao cho các tổ chức hội cấp xã tăng cường tuyên truyền qua các nhóm zalo, tờ rơi, tài liệu; phối hợp, chỉ đạo tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) phối hợp cùng trưởng thôn rà soát nhu cầu vay vốn. 

Các tổ chức hội cấp xã đã được NHCSXH huyện tập huấn quy trình thủ tục cho vay, cách thức rà soát nhu cầu vay vốn… nên việc rà soát được mở rộng quy mô, có sự kiểm tra, giám sát lẫn nhau, công tác tuyên truyền có nhiều thuận lợi. 

Các hộ đủ điều kiện, đúng đối tượng sẽ dễ dàng tiếp cận nguồn vốn hơn do cơ bản đều là hội viên của các tổ chức hội nhận ủy thác với NHCSXH. Hiện tại, đơn vị giải ngân nguồn vốn đạt 3,919 tỷ đồng với 4 chương trình vay vốn: nhà ở xã hội 1 hộ 200 triệu đồng; giải quyết việc làm 2 tỷ đồng cho 26 lao động; cho vay học sinh, sinh viên (HSSV) mua máy tính 1,479 tỷ đồng cho 149 HSSV; 240 triệu đồng cho vay 3 cơ sở mầm non ngoài công lập.

Tại xã An Lạc, UBND xã chỉ đạo các trưởng thôn trực tiếp rà soát nhu cầu vốn vay tại các thôn theo NQ 11; chỉ đạo các tổ chức hội nhận ủy thác phối hợp với NHCSXH huyện và giao cho tổ trưởng tổ TK&VV, các chi hội cơ sở phát tờ rơi, tuyên truyền trực tiếp, qua zalo. 

Ông Triệu Việt Phú - Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: "Qua rà soát, người dân rất ủng hộ các chương trình cho vay theo NQ 11 vì có lãi suất ưu đãi, phù hợp thực tế, nhất là chương trình cho vay HSSV mua máy tính học tập trực tuyến”. 

Gia đình bà Lê Thị Điệp, thôn Tồng Táng, xã Minh Tiến có 2 con đi học. Do gia đình không có điều kiện mua máy tính nên các con học trực tuyến qua điện thoại trong thời gian phòng, chống dịch Covid-19. 

Khi nghe Trưởng thôn thông tin về chương trình cho vay HSSV mua máy tính học tập trực tuyến với mức vay tối đa 10 triệu đồng/1 học sinh, lãi suất ưu đãi 1,2%/năm, thời gian vay tối đa 3 năm, bà Điệp xin vay ngay và cho biết: "Gia đình tôi là hộ cận nghèo. Qua bình xét tại thôn và Tổ TK&VV có đủ điều kiện vay vốn, tôi được Tổ trưởng Tổ TK&VV hướng dẫn làm thủ tục hồ sơ cẩn thận và được NHCSXH huyện giải ngân rất kịp thời. Tôi đã vay 20 triệu đồng mua 2 máy tính, số tiền phù hợp với mức giá tham khảo”. 

Triển khai thực hiện NQ 11, với phương châm tất cả khách hàng đúng đối tượng, đủ điều kiện, có nhu cầu vay vốn đều được tiếp cận nguồn vốn, NHCSXH huyện đã tập trung làm tốt ngay từ khâu tuyên truyền, rà soát nhu cầu vay vốn tại cơ sở. Vì vậy, khi được cấp trên giao vốn, đơn vị có thể tiến hành giải ngân ngay. Đảm bảo nguồn vốn được sử dụng có hiệu quả, tránh trục lợi chính sách, đơn vị xác định việc tuyên truyền và kiểm tra trước, trong, sau cho vay là nhiệm vụ hết sức quan trọng.

Ông Dương Quốc Tuấn - Giám đốc Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Lục Yên cho biết: Sau khi cho vay, ngoài việc ủy thác cho các tổ chức hội cấp xã kiểm tra việc sử dụng vốn vay, đơn vị phối hợp cùng tổ chức hội cấp huyện thành lập các đoàn kiểm tra chuyên đề trực tiếp kiểm tra hộ vay vốn, rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện để đảm bảo người vay đúng đối tượng, sử dụng vốn đúng mục đích, tránh trục lợi chế độ, chính sách. Để các chương trình cho vay phát huy hiệu quả, đơn vị sẽ tiếp tục tăng cường kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay.

Nguyễn Thơm

Tags Ngân hàng Chính sách xã hội Lục Yên tín dụng ưu đãi tổ tiết kiệm và vay vốn hộ cận nghèo

Các tin khác
Yên Bái đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư. Ảnh minh hoạ

Các cấp chính quyền tỉnh Yên Bái thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ kịp thời khó khăn cho doanh nghiệp nhằm đẩy nhanh vốn đầu tư trên địa bàn.

Mô hình chăn nuôi trâu, bò bán chăn thả của hội viên nông dân xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải mang lại hiệu quả kinh tế, giúp người dân xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.

Với địa hình đồi núi hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn, khí hậu khắc nghiệt, khô hanh kéo dài, huyện Mù Cang Chải gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp. Những năm gần đây, Hội Nông dân (HND) huyện Mù Cang Chải đã triển khai nhiều phong trào, hoạt động có ý nghĩa, góp phần tạo sự chuyển biến rõ nét trong phát triển nông nghiệp tại địa phương.

Vườn thanh long được cấp mã số vùng trồng tiêu thụ nội địa của gia đình ông Trần Bá Đức, xã Nghĩa Lộ, thị xã Nghĩa Lộ.

Nhiều năm qua, người trồng cây ăn quả ở xã Nghĩa Lộ, thị xã Nghĩa Lộ đã đẩy mạnh sản xuất theo hướng an toàn, không thuốc trừ cỏ, không tồn dư thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) với quan niệm “sản xuất an toàn, sản phẩm không lo ế”.

Ảnh minh họa

Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh đã có công văn gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố về việc Trung Quốc thông báo chính sách kiểm soát nhập khẩu với dưa hấu của Việt Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục