Yên Bái đẩy tiến độ các công trình "đi trước mở đường”

  • Cập nhật: Thứ năm, 15/9/2022 | 7:45:59 AM

YênBái - Năm 2022, Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh làm chủ đầu tư 14 dự án; trong đó, có 9 dự án chuyển tiếp, 4 dự án khởi công mới.

Các đơn vị thi công đang đẩy nhanh tiến độ thi công dự án đường nối quốc lộ 32C với quốc lộ 37 và đường Yên Ninh, thành phố Yên Bái.
Các đơn vị thi công đang đẩy nhanh tiến độ thi công dự án đường nối quốc lộ 32C với quốc lộ 37 và đường Yên Ninh, thành phố Yên Bái.

Những ngày này, cán bộ của Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng (QLDAĐTXD) các công trình giao thông tỉnh thường xuyên có mặt tại các dự án, công trình đôn đốc các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công, kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc liên quan đến dự án. 

Ông Trần Xuân Cường - Giám đốc Ban QLDAĐTXD các công trình giao thông tỉnh cho biết: năm 2022, Ban làm chủ đầu tư 14 dự án; trong đó, có 9 dự án chuyển tiếp, 4 dự án khởi công mới. Cụ thể, dự án đường nối quốc lộ 32C với quốc lộ 37 và đường Yên Ninh, thành phố Yên Bái, gói thầu số 8 (lý trình Km0 - Km1 và khu tái định cư số 1) đã thi công cơ bản hoàn thành nền đường; hoàn thành khu tái định cư số 1; đang triển khai thi công rãnh thoát nước 1.700/2.028 m; cấp phối đá dăm 850 m3/5.951m3 (L=300m); giá trị ước đạt 69,7/88,5 tỷ đồng, bằng 78,7%. 

Gói thầu số 9 (Lý trình Km1 - Km1+925,31 và khu tái định cư số 2, số 3) đã thi công cơ bản hoàn thành nền đường; hoàn thành khu tái định cư số 2, số 3; hệ thống thoát nước; đang thi công cấp phối đá dăm 3.000/5.900 m3; thảm mặt đường BTN 7.050 m2/15.434 m2 (L=400 m); giá trị ước đạt 64/80,3 tỷ đồng, bằng 79,6%. Dự án đường nối quốc lộ 32 từ thị xã Nghĩa Lộ với tỉnh lộ 174 đi huyện Trạm Tấu được khởi công từ tháng 9/2020 với tổng mức đầu tư hơn 438 tỷ đồng; công trình có tổng chiều dài trên 47 km, với quy mô đường cấp VI miền núi. 

Sau hơn 2 năm thi công, đến nay, các gói thầu xây lắp đang được các nhà thầu thi công các hạng mục như: nền đường, rãnh dọc, rãnh ngang, cầu, cống và một số đoạn tuyến đang triển khai phần mặt đường; tiến độ chung đạt 65% khối lượng. Hiện, các nhà thầu đang nỗ lực khắc phục khó khăn, đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo hoàn thành dự án theo đúng cam kết với chủ đầu tư.

Phát  triển hạ tầng giao thông đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội và tạo lợi thế thu hút đầu tư. Do vậy, từ đầu năm 2022 đến nay, ngành giao thông vận tải (GTVT) tỉnh đã chủ động tham mưu giúp UBND tỉnh xây dựng, điều chỉnh quy hoạch phát triển GTVT phù hợp, đáp ứng yêu cầu "đi trước mở đường”. Sở GTVT đã tham mưu giúp HĐND, UBND tỉnh thực hiện dự án đường nối quốc lộ 32 với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai (nút giao IC15) có tổng mức đầu tư 420 tỷ đồng do Ban QLDAĐTXD tỉnh Yên Bái làm chủ đầu tư, dự án đầu tư xây dựng với quy mô đường cấp IV miền núi với tổng chiều dài 43,5 km. 

Dự án đường nối quốc lộ 37, quốc lộ 32 với cao tốc Nội Bài - Lào Cai, công trình có chiều dài khoảng 4,15 km, tổng kế hoạch vốn giao đến nay là trên 158,2 tỷ đồng; khối lượng thi công, tại gói thầu số 9 (lý trình từ Km0 - Km2) hiện đang triển khai thi công nền đường đoạn từ Km 1 + 100 - Km 1 + 700 m. 

Đến nay, thi công khối lượng đào nền đường 3.500 m3/304.500 m3, giá trị mới đạt 100/62.685 triệu đồng. Tại gói thầu số 10 (lý trình Km2 - Km4 + 150) hiện đang thi công nền đường đoạn Km4 - Km 4 + 150 và đoạn Km3 + 850, khối lượng đào nền đường đạt 23.000 m3/488.900 m3, giá trị thực hiện ước đạt 10 tỷ/140 tỷ đồng. 

Dự án đường nối quốc lộ 32C với đường Âu Cơ, thành phố Yên Bái (thực hiện theo hình thức BT), hiện Sở GTVT đang rà soát các thủ tục và các quy định mới của pháp luật về đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT) để đảm bảo các điều kiện ký kết hợp đồng dự án. 

Dự án cầu Cổ Phúc với tổng mức đầu tư 330 tỷ đồng; trong đó, chi phí xây dựng  phần cầu và đường dẫn cầu là 211 tỷ đồng, còn lại là các chi phí khác và cầu đã khánh thành vào ngày 1/1/2021 đảm bảo nhu cầu đi lại của nhân dân. 

Hiện tại, Sở GTVT đang thực hiện các thủ tục điều chỉnh, bổ sung dự án để bổ sung tuyến nhánh rẽ từ Km0 + 232 m đến đường Yên Bái - Khe Sang vào dự án...

Theo đánh giá của UBND tỉnh, những tháng đầu năm 2022, nhờ thực hiện đồng bộ các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thi công cho các dự án đã được phê duyệt, các dự án lớn và công trình trọng điểm nên hoạt động đầu tư, xây dựng cơ bản đã từng bước được phục hồi và phát triển. Tuy nhiên, do tiến độ thực hiện công tác giải phóng mặt bằng chậm làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công công trình. 

Cùng đó, giá vật liệu, nhiên liệu trên thị trường biến động lớn, làm ảnh hưởng đến giá thành công trình; thời tiết trong tháng (từ tháng 4 đến tháng 8/2022) mưa nhiều làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công công trình... 

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư, tổng vốn đầu tư phát triển của Nhà nước tháng 8/2022 trên địa bàn ước đạt 612,8 tỷ đồng, tăng 9,28% so với tháng trước, tăng 0,3% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, vốn do địa phương quản lý ước đạt 560,5 tỷ đồng (chiếm 91,47% trong tổng số), tăng 8,55% so với tháng trước, tăng 0,7% so với cùng kỳ năm 2021; vốn do trung ương quản lý ước đạt 52,2 tỷ đồng (chiếm 8,53% trong tổng số), tăng 17,74% so với tháng trước, giảm 3,83% so với cùng kỳ năm 2021. 

Dự tính, tổng vốn đầu tư phát triển của khu vực Nhà nước 8 tháng năm 2022 đạt 3.182 tỷ đồng, bằng 58,63% kế hoạch, tăng 5,92% so với cùng kỳ; trong đó, vốn địa phương quản lý ước đạt 2.956 tỷ đồng, vốn trung ương quản lý đạt 225 tỷ đồng. Chủ trương tập trung nguồn lực đột phá phát triển hạ tầng kỹ thuật đã từng bước tháo gỡ các "điểm nghẽn” quan trọng về hạ tầng kinh tế kỹ thuật của tỉnh đã mở hướng phát triển cho tương lai. 

Phát huy những kết quả đã đạt được, những tháng cuối năm 2022, tỉnh tiếp tục quyết liệt chỉ đạo các sở, ngành và địa phương đẩy nhanh tiến độ thu hồi đất, giải tỏa để sớm có mặt bằng sạch bàn giao cho nhà thầu thi công đảm bảo tiến độ công trình.
Quang Thiều

Tags Yên Bái phục hồi kinh tế công trình giao thông trọng điểm đi trước mở đường

Các tin khác
Nhân dân bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải phát triển chăn nuôi lợn theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh.

Là huyện vùng cao, đời sống kinh tế của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Với lợi thế về nhân lực, phụ phẩm nông nghiệp, điều kiện tự nhiên có nhiều diện tích đất rừng thích hợp cho chăn thả gia súc nên chăn nuôi gia súc từ lâu đã trở thành thế mạnh của người dân huyện Mù Cang Chải.

Cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Văn Chấn hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng rừng.

Năm 2024, toàn huyện Văn Chấn phấn đấu trồng rừng mới 3.100ha, đến nay đã trồng đạt 2.370,2 ha, bằng 74,6% kế hoạch.

Sử dụng né gỗ ô vuông trong ươm kén mang lại hiệu quả cao cho hộ ông Cao Tiến Xuân.

Giữa tháng 4, hộ ông Cao Tiến Xuân ở thôn Đồng Gianh, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên đang nuôi lứa tằm thứ ba của vụ xuân hè này. Ông Xuân cho biết, 2 lứa trước, mỗi lứa nhà ông thu được 40 kg kén. Sản phẩm kén được người cung ứng tằm giống thu mua với mức giá 160.000 đồng/kg.

Lãnh đạo huyện Văn Yên kiểm tra vùng trồng dâu nuôi tằm.

Tiếp tục thực hiện mục tiêu nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025, đặc biệt giúp xây dựng thành công huyện đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) vào cuối năm 2024 theo đúng lộ trình, kế hoạch đề ra, ngay từ đầu năm, Văn Yên đề ra nhiều giải pháp cụ thể để cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh trên thị trường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục