Yên Bái nhiều giải pháp để giảm nghèo bền vững

  • Cập nhật: Thứ sáu, 9/12/2022 | 7:42:23 AM

YênBái - Thời gian qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành, các cấp đẩy mạnh truyền thông, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn xã hội về công tác giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, nhằm khơi dậy tinh thần tự lực, tự cường vươn lên thoát nghèo của người dân và cộng đồng, huy động nguồn lực để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.

Nhiều lao động nông thôn được giới thiệu việc làm tại các công trình trọng điểm của tỉnh.
Nhiều lao động nông thôn được giới thiệu việc làm tại các công trình trọng điểm của tỉnh.

Được đánh giá là một trong những tỉnh thực hiện có hiệu quả Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG), Yên Bái đẩy mạnh hỗ trợ người nghèo theo hướng đa chiều, đặc biệt là hỗ trợ nâng cao thu nhập, vượt qua mức sống tối thiểu và hỗ trợ giải quyết những thiếu hụt trong xã hội... 

Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, thực hiện các chính sách giảm nghèo Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh đã giải ngân cho vay các nguồn tín dụng chính sách đối với 23.114 hộ gia đình với tổng doanh số cho vay gần 1.147,9 tỷ đồng; trong đó, số khách hàng là hộ nghèo, cận nghèo và hộ mới thoát nghèo là 9.179 hộ với tổng số vốn cho vay là 650,6 tỷ đồng. 

Yên Bái đã đóng hoặc hỗ trợ một phần kinh phí đóng bảo hiểm y tế cho 392.894 đối tượng là người nghèo, cận nghèo, trẻ em, đối tượng bảo trợ xã hội, người dân ở vùng đặc biệt khó khăn, người dân tộc thiểu số ở vùng khó khăn... với tổng kinh phí hỗ trợ là 314,4 tỷ đồng. 

Cùng đó, các địa phương đã lập, thẩm định danh sách và chi trả trợ cấp tiền điện cho 44.082 hộ nghèo và hộ chính sách xã hội với tổng kinh phí 21,9 tỷ đồng. Thực hiện chính sách hỗ trợ giáo dục đối với trẻ em mầm non, học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, học sinh thuộc các cơ sở giáo dục tại các thôn, xã đặc biệt khó khăn, học sinh là người khuyết tật cho 115.708 lượt học sinh với tổng kinh phí thực hiện trên 128,5 tỷ đồng. Huy động các nguồn kinh phí xã hội hóa để khởi công xây dựng 522 căn nhà cho hộ nghèo với kinh phí hỗ trợ từ 25 - 50 triệu đồng/nhà và đến nay đã hoàn thành 390 căn, đang thi công 132 căn...

Hiệu quả công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn (LĐNT) từng bước được nâng cao, các ngành nghề được tổ chức đa dạng, phong phú đã giúp cho LĐNT lựa chọn nghề phù hợp với điều kiện sản xuất của gia đình. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng tham mưu giúp UBND tỉnh ban hành các văn bản hỗ trợ đào tạo nghề cho LĐNT gắn với nhu cầu thị trường; do vậy, số lao động được đào tạo có việc làm ngày một cao. 

Chỉ tính riêng trong tháng 11/2022, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho 1.457 lao động; trong đó, từ chương trình phát triển kinh tế - xã hội 895 người, vay vốn Quỹ quốc gia Giải quyết việc làm 240 người, xuất khẩu lao động 44 người, cung ứng lao động tỉnh ngoài 278 người. 

Lũy kế đến tháng 11/2022, đã giải quyết việc làm cho 21.520 người, đạt 110,4% kế hoạch, tăng 2,4% so với cùng kỳ; trong đó, từ chương trình phát triển kinh tế xã hội 10.591 người, vay vốn Quỹ quốc gia Giải quyết việc làm 2.542 người, xuất khẩu lao động 235 người, cung ứng lao động tỉnh ngoài 8.152 người. 

Bên cạnh đó, công tác quản lý bảo hiểm thất nghiệp cũng được các ngành chức năng quan tâm đến tháng 11/2022: Số người được giải quyết chế độ trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp là 3.245 người với tổng số tiền trợ cấp thất nghiệp 48,88 tỷ đồng; hỗ trợ học nghề cho 10 người, với số tiền 60 triệu đồng; tư vấn, giới thiệu việc làm cho 3.109 người.

Để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho LĐNT, thời gian tới, tỉnh cần tiếp tục huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị, chỉ đạo, định hướng cho các địa phương tổ chức đào tạo nghề cho LĐNT gắn với phát triển kinh tế - xã hội địa phương và yêu cầu của thị trường lao động. 

Tiếp tục đẩy mạnh truyền thông về giáo dục nghề nghiệp thông qua việc đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng; thực hiện tốt công tác tư vấn, hướng nghiệp để người học được lựa chọn các ngành nghề phù hợp, hiệu quả. 

Đẩy mạnh xã hội hóa đào tạo nghề cho LĐNT theo hướng có đối ứng của Nhà nước để thúc đẩy các thành phần kinh tế cùng tham gia vào công tác đào tạo nghề, gắn tư vấn việc làm để lao động sau khi học nghề được tiếp cận vay vốn phát triển sản xuất từ quỹ quốc gia về việc làm. 

Đầu tư nâng cao năng lực của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu nhân lực của thị trường lao động; huy động sự tham gia của doanh nghiệp; đồng thời, gắn kết việc đào tạo nghề với nhu cầu của các doanh nghiệp, thị trường lao động; xây dựng và cập nhật dữ liệu về thị trường lao động, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong việc kết nối cung - cầu để nâng cao hiệu quả đào tạo và sử dụng lao động.
Quang Thiều

Tags Yên Bái giảm nghèo giảm nghèo đa chiều bền vững đào tạo nghề

Các tin khác
Người dân trên tuyến đường nối quốc lộ 37 với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai (IC15) thuộc địa phận huyện Văn Yên tự nguyện phá dỡ công trình bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công. (ẢNh: Thu Trang)

Dự án cải tạo đường nối quốc lộ 37 với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai (IC15) với chiều dài 42,7 km đi qua 5 xã của 2 huyện là Văn Yên và Trấn Yên; trong đó, phần lớn tuyến đường đi qua địa phận của 4 xã thuộc huyện Văn Yên gồm: Xuân Ái, Yên Hợp, An Thịnh, Tân Hợp với 578 hộ chịu ảnh hưởng.

Điện lực Yên Bình kiểm tra, gắn biển cảnh báo khu vực cây có khả năng đổ vào đường dây điện cao áp tại xã Tân Nguyên.

Để ngăn ngừa sự cố do hành lang tuyến và đảm bảo cấp điện an toàn, liên tục, thời gian qua, Điện lực Yên Bình (ĐLYB) đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để bảo vệ hành lang an toàn lưới điện cao áp (HLATLĐCA).

Đơn vị tư vấn trình bày các nội dung chính của Đồ án Quy hoạch phân khu tuyến đường Âu Cơ

Chiều 8/12, tại UBND xã Bảo Hưng, Sở Xây dựng phối hợp với UBND huyện Trấn Yên và thành phố Yên Bái tổ chức Hội nghị công bố Đồ án Quy hoạch phân khu tuyến đường Âu Cơ mới được UBND tỉnh phê duyệt.

Đại diện cơ sở sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh VTN3 đánh giá kết quả triển khai thực hiện trên cây ngô tại xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn.

Trong 2 năm (2021 - 2022), Công ty cổ phần Môi trường và Năng lượng Nam Thành Yên Bái phối hợp với thị trấn Sơn Thịnh và xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn thực hiện mô hình trình diễn “Sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh VTN3 trong canh tác cây lúa và cây ngô đất bãi” để đánh giá hiệu quả của phân bón được sản xuất theo quy trình hữu cơ vi sinh từ rác thải sinh hoạt và phế thải nông nghiệp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục