Cần nâng cao năng lực kiểm lâm phụ trách địa bàn xã

  • Cập nhật: Thứ tư, 17/1/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của ngành và của tỉnh, trong những năm qua, Chi cục Kiểm lâm Yên Bái đã tổ chức triển khai xây dựng phương án tổ chức toàn ngành và tiến hành sắp xếp tinh giảm bộ máy từ Văn phòng Chi cục đến các hạt, các trạm và tăng cường kiểm lâm xuống địa bàn, ưu tiên tăng quân số cho các vùng giàu tài nguyên, diện tích rộng và các huyện trọng điểm.

Cán bộ kiểm lâm Yên Bái kiểm tra việc bảo vệ rừng nguyên sinh ở xã Nà Hẩu (huyện Văn Yên).
Cán bộ kiểm lâm Yên Bái kiểm tra việc bảo vệ rừng nguyên sinh ở xã Nà Hẩu (huyện Văn Yên).

Việc sắp xếp kiểm lâm phụ trách địa bàn thực hiện 7 nhiệm vụ được giao và làm công tác tham mưu cho chính quyền địa phương đã được các hạt kiểm lâm bố trí một cách hợp lý, phù hợp với trình độ và năng lực của từng cán bộ để có hiệu quả công việc cao như thường xuyên bám sát cơ sở để nắm bắt kịp thời các vấn đề liên quan đến lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng (QLBVR) từ đó tham mưu cho Chủ tịch UBND xã thực hiện tốt trách nhiệm quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn; thực hiện tốt công tác theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, công tác PCCCR, công tác kiểm tra quản lý lâm sản tại gốc, công tác tuyên truyền Luật Bảo vệ và phát triển rừng tới từng người dân, hưởng ứng các phong trào, hoạt động xã hội khác ở địa phương.

Tổng số kiểm lâm địa bàn hiện nay phụ trách xã có 147 người, trong đó kiểm lâm phụ trách 1 xã 95 người; kiểm lâm phụ trách 2 xã 42 người; kiểm lâm phụ trách 3 xã 10 người; 12 xã có 2 kiểm lâm phụ trách.

Tính bình quân mỗi kiểm lâm địa bàn chịu trách nhiệm 2.500 ha (vượt 1.500ha so với quy định). Có thể nói, việc nâng cao năng lực cho cán bộ kiểm lâm địa bàn với công tác xã hội hóa nghề rừng về cơ bản đã làm thay đổi nhận thức, quan điểm nhận thức hoạt động của kiểm lâm trong điều kiện mới. Với vai trò tham mưu, kiểm lâm địa bàn đã góp phần nâng cao vai trò trách nhiệm và năng lực quản lý điều hành của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương trong thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp, góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của cộng đồng, các chủ rừng, của người dân trong việc tuần tra bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng. Kiểm lâm phân công về quản lý địa bàn tạo cho người làm rừng, chủ rừng yên tâm đầu tư vào nghề rừng hơn, do có khả năng được đảm bảo về việc khai thác, sử dụng rừng sau này, nhất là tạo thuận lợi về việc giải quyết các thủ tục khai thác, sử dụng rừng thuận lợi và đơn giản hơn. Hoạt động của lực lượng kiểm lâm đã thay đổi từ chỗ chủ yếu kiểm tra, kiểm soát lâm sản trong khâu lưu thông theo lối "trình - kiểm" tại trạm, hạt kiểm lâm chuyển sang tổ chức bảo vệ rừng tại "gốc" và tại nơi tiêu thụ chế biến, từng bước được hoàn thiện. Kiểm lâm địa bàn phối hợp với các đoàn thể quần chúng, với trưởng thôn, trưởng bản làm tốt công tác tuyên truyền cho hàng vạn lượt người. Nội dung tuyên truyền là các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về Luật Bảo vệ và phát triển rừng được cụ thể hóa bằng văn bản quy phạm pháp luật về lâm nghiệp, các chính sách quyền và nghĩa vụ của mọi người, những điều pháp luật nghiêm cấm và cho phép làm. Hình thức tuyên truyền thường xuyên được đổi mới và đa dạng như họp dân, thông qua hệ thống loa phóng thanh, áp phích, tờ rơi. Kiểm lâm phụ trách địa bàn tham mưu cho xã trong việc xây dựng phương án phòng cháy, chữa cháy rừng, phát hiện theo dõi và giải quyết các điểm nóng về phá rừng tại cơ sở và việc tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý bảo vệ rừng; theo dõi diễn biến tài nguyên rừng; phát hiện ngăn chặn và xử lý kịp thời hàng nghìn vụ vi phạm pháp luật về lâm nghiệp.

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được vẫn còn bộc lộ những hạn chế trong khi biên chế của lực lượng kiểm lâm còn chưa đủ để thực hiện nhiệm vụ (theo quy định 1000 ha rừng/1 biên chế kiểm lâm) nên việc bố trí và tăng cường kiểm lâm phụ trách địa bàn là hết sức khó khăn. Thực tế là hiện nay chúng ta còn bố trí ở nhiều xã có diện tích rừng lớn chỉ có 1 cán bộ kiểm lâm địa bàn như: Nậm Búng 1/6.423 ha rừng, Nậm Lành: 1/5.437 ha; Hồng Ca: 1/6.376 ha; Lương Thịnh 1/5.549 ha; Nà Hẩu 1/5.565 ha; Đại Sơn: 1/5.530 ha; Phong Dụ Thượng 1/9.000 ha... Trình độ nghiệp vụ của một số cán bộ kiểm lâm địa bàn còn hạn chế, nhất là về kỹ năng tuyên truyền, vận động quần chúng. Nhiều kiểm lâm địa bàn chưa hiểu rõ công việc tham mưu cho UBND xã, còn chạy theo sự vụ, không chủ động trong công việc. Còn một số ít cán bộ kiểm lâm địa bàn có biểu hiện ngại khó, sợ khổ nên không giành thời gian thỏa đáng để thực hiện nhiệm vụ ở xã. Nhìn chung theo đánh giá chỉ có 30 - 40% kiểm lâm địa bàn hoàn thành cơ bản theo Quyết định 105/2000.QĐ-BNN-KL. Công tác kiểm tra, phát hiện các hành vi vi phạm chưa kịp thời do nắm bắt tình hình của một số kiểm lâm địa bàn còn yếu, việc tham mưu cho chính quyền địa phương xử lý các hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền còn chưa được nhiều, không kiên quyết dẫn đến tác dụng giáo dục răn đe không cao, quá trình giải quyết các tranh chấp về rừng và đất lâm nghiệp chưa kịp thời nên nhiều vụ giải quyết còn kéo dài. Việc phối kết hợp với các tổ chức đoàn thể xã hội để xây dựng quy ước bảo vệ rừng chưa chặt chẽ, chưa theo đúng trình tự của Thông tư 56/TT-BNN về xây dựng quy ước bảo vệ rừng tới cộng đồng dân cư thôn bản. Thực tế hiện nay mới chỉ xây dựng các nội quy bảo vệ rừng với nội dung còn nghèo và chưa phù hợp với tình hình thực tế của từng thôn, xã và có sự phối hợp với các ngành chức năng liên quan như: công an xã, dân quân tự vệ, kiểm lâm với UBND xã và lực lượng xung kích, tổ đội quần chúng bảo vệ rừng ở một số địa phương chưa được thường xuyên, chặt chẽ dẫn đến khi vụ việc xảy ra rồi mới biết, thiếu chủ động trong công tác QLBVR ở cơ sở...

Đặng Thị Thanh Mai

Các tin khác
Thủ tướng yêu cầu thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử trong hoạt động kinh doanh, mua, bán vàng. Ảnh minh họa

Thủ tướng yêu cầu thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử trong hoạt động kinh doanh, mua, bán vàng. Đến ngày 15/6 tới, đơn vị nào không thực hiện hoá đơn điện tử kết nối với cơ quan thuế trong mua bán vàng thì rút giấy phép.

Giá xăng được điều chỉnh giảm.

Giá xăng trong nước hôm nay (16/5) được liên bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giảm. Mỗi lít xăng RON 95 giảm 410 đồng, giá bán xuống mốc 23.130 đồng/lít.

12.300 lượng vàng miếng SJC đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đấu thầu bán thành công.

Kết quả phiên đấu thầu vàng miếng SJC sáng 16/5, có 11 thành viên trúng thầu với tổng khối lượng 12.300 lượng vàng.

Hôm nay, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đấu thầu vàng lần thứ 7. Ảnh minh họa.

Sáng 16/5, Ngân hàng Nhà nước sẽ tổ chức phiên đấu thầu vàng miếng lần thứ 7 với giá đặt cọc 87,5 triệu đồng một lượng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục