Lục Yên giảm thiểu nguy cơ cháy rừng từ xử lý thực bì

  • Cập nhật: Thứ tư, 29/3/2023 | 7:41:48 AM

YênBái - Mùa khô, nắng nóng kéo dài, các hoạt động đốt xử lý thực bì trong canh tác nương và trồng rừng làm tăng nguy cơ cháy rừng. Xử lý thực bì đúng cách để hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ xảy ra cháy rừng cũng là một trong nhiều biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) huyện Lục Yên đang chỉ đạo triển khai…

Cán bộ kiểm lâm huyện Lục Yên hướng dẫn người dân ký cam kết bảo vệ rừng, PCCCR.
Cán bộ kiểm lâm huyện Lục Yên hướng dẫn người dân ký cam kết bảo vệ rừng, PCCCR.

Huyện Lục Yên có trên 55.081 ha đất có rừng; trong đó, rừng tự nhiên hơn 22.596 ha; rừng trồng trên 32.485 ha; tỷ lệ che phủ của rừng đạt 68%. Mặc dù không nằm trong khu vực trọng điểm cháy rừng của tỉnh, nhưng địa bàn trải dài, nhiều diện tích rừng ở xa dân cư, có các bãi chăn thả gia súc tại các vùng giáp ranh gây khó khăn trong việc quản lý, kiểm tra, kiểm soát và chữa cháy khi có cháy rừng xảy ra. 

Hàng năm, diện tích rừng khai thác và trồng mới trên địa bàn tương đối lớn, nhưng việc đầu tư kinh phí cho việc xây dựng các công trình PCCCR như: làm đường băng cản lửa, xây dựng các hệ thống dẫn nước, dự trữ nước chữa cháy, trang thiết bị, dụng cụ chữa cháy của các chủ rừng chưa được chú trọng. Nhiều hộ dân sử dụng lửa xử lý thực bì trong trồng rừng và sản xuất nương rẫy còn chủ quan, không thông báo cho trưởng thôn biết để giám sát và thực hiện theo hướng dẫn nên nguy cơ cháy rừng luôn hiện hữu trong mùa khô. 

Trước thực tế này, để hạn chế thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra, Hạt Kiểm lâm huyện đã chỉ đạo cán bộ kiểm lâm địa bàn phối hợp chặt chẽ với các địa phương và các chủ rừng xây dựng các phương án, sẵn sàng chủ động trong công tác PCCCR. 

Hiện, 22.596,1 ha rừng tự nhiên, do UBND các xã, thị trấn quản lý và giao khoán cho các cộng đồng dân cư thôn, tổ dân phố bảo vệ hàng năm. 

Đến nay, huyện Lục Yên đã kiện toàn ban chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu Phát triển lâm nghiệp bền vững từ huyện đến các địa phương có rừng và chủ rừng; xây dựng lịch trực PCCCR có ghi số điện thoại liên lạc của từng thành viên để kịp thời chỉ đạo. 

Tại các thôn, đã củng cố và thành lập các tổ đội xung kích tuần tra, bảo vệ rừng sẵn sàng ứng cứu khi cháy rừng xảy ra. Các xã, thị trấn rà soát xây dựng các phương án PCCCR sát với điều kiện địa phương; trong đó, chú trọng việc chuẩn bị lực lượng, dụng cụ, thiết bị sẵn sàng dập lửa nếu xảy ra cháy rừng theo phương châm "4 tại chỗ". 

Bên cạnh xây dựng các phương án PCCCR sát cơ sở, lực lượng kiểm lâm huyện tăng cường tuyên truyền, tổ chức cho người dân các thôn học tập các tài liệu, quy định về bảo vệ rừng và PCCCR; ký cam kết bảo vệ rừng, PCCCR tới tất cả các chủ rừng trên địa bàn. 

Đặc biệt, vào thời gian trọng điểm mùa khô hanh, nhất là vào thời điểm khai thác rừng, bà con thường đốt thực bì tại nương, nên rất dễ gây cháy rừng; do đó, Hạt Kiểm lâm huyện chỉ đạo cán bộ kiểm lâm địa bàn bám sát cơ sở phối hợp với chính quyền địa phương các xã, thị trấn bảo vệ tốt diện tích rừng tự nhiên; đồng thời, kiểm tra, hướng dẫn người dân thực hiện việc xử lý thực bì theo đúng quy trình kỹ thuật. Duy trì công tác trực PCCCR 24/24 giờ trong tất cả các ngày của các tháng mùa khô để cập nhật thông tin về thời tiết, cập nhật dự báo cháy rừng hằng ngày, hằng tuần và thông báo đến UBND các xã, thị trấn chuẩn bị phương án chủ động PCCCR. 

Công tác PCCCR đã được lực lượng chức năng, chính quyền địa phương tích cực triển khai; tuy nhiên, theo thống kê của Chi cục Kiểm lâm tỉnh, từ đầu năm đến nay tại huyện Lục Yên vẫn để xảy ra 2 vụ cháy rừng. 

Vụ thứ nhất xảy ra ngày 31/1 tại tiểu khu 45, khoảnh 7, thuộc thôn Yên Phú, xã Vĩnh Lạc đã thiêu rụi 2,93 ha rừng trồng sản xuất do UBND xã quản lý. Nguyên nhân vụ cháy được xác định là do người dân đốt thực bì để trồng rừng và do bất cẩn gây cháy lan vào rừng. Cùng ngày, cũng xảy ra một vụ cháy tại tiểu khu 43, khoảnh 3, thuộc thôn Làng Chạp, xã Khánh Hòa đã thiệt hại 1,95 ha rừng trồng sản xuất do UBND xã quản lý. 

Nguyên nhân các vụ cháy đang được các cơ quan chức năng làm rõ. Mặc dù, hai vụ cháy rừng kể trên không gây ra hậu quả nghiêm trọng, nhưng đây là lời cảnh báo về công tác PCCCR, đặc biệt là tình trạng người dân chưa tuân thủ đúng quy trình trong việc xử lý thực bì, đốt nương rẫy. Do đó, để PCCCR hiệu quả, các ngành chức năng và chính quyền các địa phương trên địa bàn huyện Lục Yên cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn người dân và chủ rừng xử lý thực bì đúng cách để hạn chế nguy cơ cháy rừng. 

Đồng thời, tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc phát nương rẫy trên cơ sở giải quyết triệt để tình trạng xâm canh nương rẫy trên các khu vực giáp ranh để vừa có ý nghĩa bảo vệ tốt vốn rừng; đồng thời, tránh được hậu quả do đốt nương rẫy gây ra cháy rừng.

Văn Thông

Tags Lục Yên phòng cháy chữa cháy rừng "4 tại chỗ” rừng trồng

Các tin khác
Thủ tướng yêu cầu thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử trong hoạt động kinh doanh, mua, bán vàng. Ảnh minh họa

Thủ tướng yêu cầu thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử trong hoạt động kinh doanh, mua, bán vàng. Đến ngày 15/6 tới, đơn vị nào không thực hiện hoá đơn điện tử kết nối với cơ quan thuế trong mua bán vàng thì rút giấy phép.

Giá xăng được điều chỉnh giảm.

Giá xăng trong nước hôm nay (16/5) được liên bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giảm. Mỗi lít xăng RON 95 giảm 410 đồng, giá bán xuống mốc 23.130 đồng/lít.

12.300 lượng vàng miếng SJC đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đấu thầu bán thành công.

Kết quả phiên đấu thầu vàng miếng SJC sáng 16/5, có 11 thành viên trúng thầu với tổng khối lượng 12.300 lượng vàng.

Hôm nay, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đấu thầu vàng lần thứ 7. Ảnh minh họa.

Sáng 16/5, Ngân hàng Nhà nước sẽ tổ chức phiên đấu thầu vàng miếng lần thứ 7 với giá đặt cọc 87,5 triệu đồng một lượng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục